-
Hà Nội ban hành đơn giá xây dựng mới về nhà, nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất -
Hưng Yên sẽ đấu giá 273 lô đất ngay sau Tết Ất Tỵ 2025 -
Mối lo trên thị trường địa ốc TP.HCM -
Phác thảo bức tranh thị trường bất động sản Long An năm 2025 -
Thanh tra dự án bất động sản có giá tăng bất thường; Hà Nội có thêm 8 dự án nhà ở xã hội -
Chưa thể thanh toán lãi gói trái phiếu 320 triệu USD, Novaland tiếp tục đàm phán giãn nợ -
Để cư dân không phải “ở trọ” trong chính căn nhà của mình
Chính vì vậy, sự háo hức và chờ đợi của các chủ đầu tư vào cuộc gặp này là dễ hiểu. Dù địa điểm gặp gỡ bất ngờ thay đổi từ Trung tâm Hội nghị Quốc gia về trụ sở Bộ Xây dựng và thời gian kéo dài hơn dự kiến cả tiếng đồng hồ, đến gần 18h tối mới kết thúc. Tuy nhiên, hầu hết gương mặt chủ đầu tư bất động sản lớn nhất ở cả ba miền đều đã có mặt và ngồi lại đến phút cuối cùng.
Ý nghĩa của cuộc gặp là để người đứng đầu ngành xây dựng trực tiếp nghe và gỡ khó cho hoạt động đầu tư, kinh doanh bất động sản. Vì vậy, hầu hết ý kiến của chủ đầu tư đưa ra tại hội nghị cũng là về cái khó, dù thị trường vài năm qua được đánh giá là đã thực sự hồi phục.
Cho rằng phân khúc nhà ở xã hội hiện nay đang đuối dần giữa sự thăng hoa của các phân khúc khác, ông Tạ Văn Tố, Tổng giám đốc CEO Group chỉ ra nguyên nhân bất cập ở cơ chế, chính sách. Đại diện chủ đầu tư này nói thẳng rằng, việc triển khai dự án nhà ở xã hội theo chính sách nhà ở hiện nay gặp quá nhiều khó khăn, với nhiều thủ tục thay đổi liên tục, nhất là vấn đề xác định giá bán. Trong khi đó, với khách mua nhà ở xã hội vay gói 30.000 tỷ đồng tới đây sẽ gặp nhiều khó khăn, bởi Thông tư 25 có hiệu lực, chỉ giải ngân giải ngân cho khách hàng kể từ ngày 1/6 đến ngày Thông tư 25 có hiệu lực (ngày 1/8) đáp ứng quy định của chương trình và đủ điều kiện áp dụng mức lãi suất cho vay hỗ trợ nhà ở, còn lại sẽ phải trả lãi vay theo lãi suất thương mại.
Trong khi đó, ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch GPInvest lại nêu ra những bất cập trong chính Luật Kinh doanh bất động sản vừa sửa đổi. Cụ thể, Điều 57 của luật này quy định doanh nghiệp phải làm thủ tục cấp sổ đỏ cho người mua nhà, kể cả trong trường hợp chỉ mới đóng 95%. Tức là chưa thu đủ tiền, chủ đầu tư đã phải làm thủ tục thanh lý hợp đồng để cấp sổ đỏ cho dân. Điều này là làm khó doanh nghiệp, nên về lâu dài cần sửa đổi.
Về thủ tục hành chính, theo ông Hiệp, doanh nghiệp bất động sản hiện nay “sợ” nhất các thủ tục ở cấp quận, phường, vì không xác định được thời gian hoàn thành. Trong khi việc thanh tra chồng chéo hiện nay khiến doanh nghiệp hoạt động khó khăn.
“Chúng tôi làm ăn chính đáng nhưng liên tục có thanh tra. Chẳng hạn như Thanh tra của Cục thuế, Thanh tra Thành phố, Thanh tra quận Hoàng Mai, mặc dù Thủ tướng đã có yêu cầu trong cùng 1 thời điểm chỉ nên có 1 đoàn thanh tra”, vị chủ tịch GPInvest than thở.
Tại buổi đối thoại, bà Hương Trần Kiều Dung, Tổng giám đốc FLC Group, doanh nghiệp đang triển khai hàng loạt dự án bất động sản nghỉ dưỡng cho rằng, hiện có nhiều người nước ngoài quan tâm đến các dự án doanh nghiệp này làm chủ đầu tư. Tuy nhiên, quy định cấp giấy chứng nhận và bán nhà cho người nước ngoài chưa rõ, làm khó cho doanh nghiệp khi triển khai dự án.
Một vấn đề khác doanh nghiệp này muốn Bộ trưởng có chỉ đạo giải quyết là việc cấp giấy phép xây dựng hiện nay có xu hướng tăng thêm thời gian ngay tại Hà Nội. “Thủ tục cấp phép xây dựng năm 2016 tốn nhiều thời gian hơn 2015. Năm 2015 chỉ mất 114 ngày, nhưng đến 2016 thì phải mất 166 ngày”, bà Dung nói và cho rằng, đó là một mâu thuẫn trước chủ trương cải cách và giảm thủ tục hành chính…
Một trong những chủ đầu tư tiên phong trong lĩnh vực nhà ở xã hội ở khu vực phía Nam là Hoàng Quân cũng “đặt hàng” với Bộ trưởng Bộ Xây dựng gỡ khó 5 vấn đề cho các doanh nghiệp cho doanh nghiệp làm nhà ở xã hội. Đó đều là những kiến nghị rất sát sườn đối với phân khúc “lãi rất ít mà nhiều ràng buộc” này, như cần tiếp tục giải ngân nguồn vốn lãi suất thấp không chỉ cho người mua nhà, mà với cả doanh nghiệp để dự án nhà xã hội bớt gặp rủi ro; kiến nghị về bảo lãnh dự án nhà ở xã hội và các chính sách liên quan đến cho thuê nhà…
Có thể nói, dù danh sách “chờ được phát biểu” còn rất dài, nhưng các ý kiến cũng đã liệt kê tương đối đủ các vấn đề bức thiết. Với Bộ Xây dựng, cuộc gặp này dường như để lắng nghe thêm từ thực tiễn hơn là giải quyết trực tiếp, bởi như Bộ trưởng Phạm Hồng Hà tiết lộ, đã “bắt được bệnh” của thị trường và đề ra 6 giải pháp cụ thể để… chữa bệnh.
Vậy nên, cái được nhất với các chủ đầu tư trong cuộc gặp gỡ cuối tuần qua là được nói và được lắng nghe, còn để giải quyết những khúc mắc, chắc sẽ phải chờ những quyết sách sau đó của cơ quan quản lý ngành xây dựng.
-
“Cá mập” ráo riết mua gom bất động sản đón cơ hội tăng giá -
Giá đất tại TP.HCM tăng hàng chục lần với bảng giá mới; Vincom Retail giữ đà lãi ròng nghìn tỷ -
Chặn đầu cơ đất, dự án “treo” -
Sức hút từ phân khúc nhà xưởng xây sẵn -
TP.HCM xây lại bảng giá đất, đường Nguyễn Huệ và Lê Lợi có giá 810 triệu đồng/m2 -
Hà Nội áp dụng hệ số điều chỉnh giá đất mới từ ngày 29/7/2024 -
Thủ phủ công nghiệp “khát” nguồn cung nhà ở
- Trải nghiệm nghỉ dưỡng trọn vẹn tại khách sạn cao cấp Legend Valley Hà Nam
- SeABank lãi trước thuế 6.039 tỷ đồng năm 2024
- Xuân Quê Hương 2025 - Gắn kết kiều bào với nhân dân trong nước
- PR Newswire mở rộng mạng lưới tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương
- Tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc) tham gia Hội chợ Du lịch Quốc tế Thái Lan
- KONE trúng thầu cung cấp thang máy và giải pháp lưu chuyển cho dự án tại Sihanoukville, Campuchia