-
Áp dụng công nghệ vào xây dựng nhà thông minh, phòng chống thiên tai -
7 tháng đầu năm 2024, cả nước tiêu thụ gần 32 triệu tấn xi măng, giảm so với cùng kỳ -
Ưu tiên cấp giấy phép khai thác khoáng sản gắn với dự án đầu tư chế biến làm vật liệu xây dựng -
Giải quyết dứt điểm khó khăn cung ứng vật liệu xây dựng cho các dự án giao thông trọng điểm -
Gian hàng KES Group thu hút đông đảo khách tham quan tại Hội chợ Vietbuild 2024 -
35 năm Viettel và những kỳ tích của Việt Nam trên thị trường viễn thông, công nghệ thế giới -
Bộ Xây dựng thúc các địa phương công bố giá vật liệu xây dựng, đơn giá nhân công
Hà Nội đang đón đợt nắng nóng khắc nghiệt nhất trong nhiều năm qua. Ảnh: Hoài Nam |
Khi làm nhà hoặc xây dựng các công trình kiến trúc, thường gia chủ hoặc các chủ đầu tư chỉ quan tâm đến kiến trúc, hình dáng bên ngoài mà “quên” mất nhiều yếu tố tạo không gian sống cho mình.
Kiến trúc sư Trần Khánh Trung, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Kiến trúc xanh TP. HCM cho rằng, để tạo nên công trình đạt chuẩn kiến trúc xanh, kiến trúc sư phải thiết kế chuẩn từng chi tiết, không chỉ có bố cục, mà còn cả vật liệu. Thế nhưng, đối với nhà ở riêng lẻ, thì dùng vật liệu lại phụ thuộc hoàn toàn vào chủ nhà.
Thị trường vật liệu chống nóng hiện nay khá phong phú về chủng loại, giá cả và chất lượng, từ ngói lợp, đến gạch chống nóng, tấm cách nhiệt, túi nước cách nhiệt, trần thạch cao… Tuy nhiên, với các nhà riêng lẻ, người dân thường không mấy quan tâm đến công đoạn chống nóng.
Chị Hà - sống tại Hà Nội nêu quan điểm: “Nóng thì trừ nguyên tầng trên cùng không ở, có gì phải chọn vật liệu nọ, vật liệu kia cho mệt…”. Tuy nhiên, với những ngôi nhà có diện tích nhỏ, bao quanh bởi lớp bê tông và nằm trong ngõ nhỏ, thì những ngày nắng nóng, nhiệt độ trong nhà có thể tăng lên từ 2 - 3 độ C. Ở những căn nhà này, các chuyên gia tư vấn nên sử dụng tấm ngăn cách nhiệt hoặc xốp bảo ôn. Đặc tính của loại vật liệu này là dễ sử dụng, thi công nhanh.
Loại vật liệu chống nóng phổ biến hiện nay là tôn mạ được dùng nhiều trong các công trình như chung cư, cao ốc, văn phòng. Dù vậy, trên thực tế, không nhiều chủ đầu tư dự án bất động sản sử dụng vật liệu chống nóng cho công trình của mình. Đơn cử, tại 1 tòa chung cư tại TP. HCM do một chủ đầu tư tên tuổi thực hiện, dù mới chỉ bàn giao chưa đầy 1 năm, nhưng đã xảy ra sự cố nứt trần. Theo giải thích của chủ đầu tư, sự cố này là do chênh lệch nhiệt độ quá lớn giữa bên ngoài (60 - 80 độ C) so với nhiệt độ trong nhà (khoảng 40 độ C). Cách giải thích này để lộ việc chủ đầu tư không chống nóng cho công trình.
Không chỉ chủ đầu tư trên, tại địa bàn TP. HCM, dường như cụm từ “vật liệu chống nóng” quá xa lạ với nhiều chủ đầu tư khác. Nhiều công trình thiết kế sử dụng điều hòa tổng, nhưng chủ đầu tư vẫn không sử dụng vật liệu chống nóng để có thể tiết kiệm chi phí bảo trì và tiền điện.
Ông Phạm Huy Phong, Phó giám đốc Trung tâm Tiết kiệm năng lượng TP. HCM cho biết: “Trong cơ cấu tiêu thụ điện ở các tòa nhà công sở, trung tâm thương mại, hay khách sạn, thì máy lạnh chiếm đến 75,9%. Tuy nhiên hiện nay, nhiều chủ đầu tư, nhà thiết kế chưa quan tâm đến vấn đề tổn thất năng lượng từ vỏ bọc công trình, trong khi đây lại là tác nhân gây xâm nhập nhiệt lớn”.
Đại diện một cửa hàng chuyên bán vật liệu chống nóng tại đường Tôn Đức Thắng, quận 1, TP. HCM, cho biết, khách hàng mua lẻ rất ít, thường cửa hàng bán trọn bộ giải pháp, từ sơn đến vật liệu cho tường, mái cho thợ, nhà thầu… Do nhu cầu ít, nên thị trường này có sức cạnh tranh cao. Để bán hàng tốt, cách các chủ cửa hàng lựa chọn là tăng chiết khấu cho thợ và nhà thầu.
Ngoài vật liệu chống nóng cho phần mái, còn có loại vật liệu chống nóng cho cả phần trong của công trình. Với các tòa nhà hiện đại thường sử dụng tấm phim cách nhiệt dán lên bề mặt của kính để giảm bức xạ nhiệt.
Nói đến vật liệu chống nóng, không thể thiếu sơn chống nóng. Nhiều nhà sản xuất lớn trước kia không mấy quan tâm đến mặt hàng này, nhưng đối với một đất nước mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa như Việt Nam và xu hướng trái đất ngày càng nóng dần, thì đây là sản phẩm có tiềm năng phát triển. Hiện trên thị trường có các nhãn hàng như Insulkute, Hitex, Insumax, Kova, Intex, Kenee… với cam kết của nhà sản xuất là giúp giảm từ 40 - 70% lượng nhiệt. Chẳng hạn sơn Intex cam kết giảm nhiệt độ dưới bề mặt mái tôn từ 12 - 26 độ C, giảm nhiệt độ môi trường trong nhà xưởng trước và sau sơn khoảng 3 - 5 độ C...
-
Nhà phố thương mại Hồng Bàng Midtown - Chinh phục bộ tứ giá trị bất động sản đỉnh cao -
Tòa Tháp đôi The Terra thuộc về New Goldsun với tên mới Luxora -
Bình Thuận điều chỉnh quyết định cho thuê đất Tổ hợp du lịch Thung Lũng Đại Dương -
Hơn 7.000 căn hộ chung cư, officetel của Novaland tại TP.HCM sẽ được cấp sổ hồng -
Sun City được chấp thuận đầu tư dự án bất động sản 10.540 tỷ đồng tại TP.Thủ Đức -
Bảo chứng cho cuộc sống đẳng cấp và đầu tư bền vững tại Móng Cái -
Giải mã bí quyết giúp Vincom Retail giữ vững vị thế đối tác cho thuê số 1 thị trường
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung
- Chuyển tiền Kiều hối Ria về Việt Nam tại Agribank - phí 0 đồng
- BIDV nhận 3 giải thưởng quốc tế về trải nghiệm khách hàng
- Land Rover Việt Nam ra mắt Range Rover Velar mới
- GEIMS Việt Nam 2024 - Điểm hẹn của các doanh nghiệp “Đầu tàu” ngành sản xuất diện tử