
-
LUMIÈRE Midtown - Siêu phẩm cao tầng tại tâm điểm The Global City chuẩn bị ra mắt
-
Nhà đầu tư đề xuất xây dựng 4 dự án nhà ở xã hội ở Quảng Ngãi
-
Cleveland Clinic phá vỡ tiền lệ, xây dựng “từ vạch xuất phát” một bệnh viện quốc tế tiêu chuẩn cao nhất tại Việt Nam
-
Cần Thơ vào mùa “săn” nhà - Làn sóng mới từ người mua ở thực -
Bùng nổ lễ ra quân dự án căn hộ thương mại đầu tiên tại Yên Bình Complex -
Sự thật về việc “biểu tượng y tế toàn cầu” sắp có mặt tại siêu dự án đô thị biển Cần Giờ -
Nghệ An: Chủ tịch Lê Hồng Vinh làm Trưởng Ban Chỉ đạo Phát triển nhà ở xã hội
Khởi động chiến dịch giải cứu
Cuối tháng 10 vừa qua, Sở Xây dựng TP.HCM có văn bản kiến nghị UBND TP.HCM phê duyệt phương án bán đấu giá 3.790 căn hộ tái định cư ở khu đô thị mới Thủ Thiêm. Đây là số căn hộ tái định cư trước đó (tháng 2/2018) Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản TP.HCM đã mở bán nhưng không thành công. Được biết, giá khởi điểm trung bình là 2,3 tỷ đồng/căn.
![]() |
. |
Trong đợt bán đấu giá lần này, Sở Tài chính kiến nghị UBND Thành phố phê duyệt phương án giá trị quyền sử dụng đất và công trình xây dựng có mức giá khác so với trước. Cụ thể, trước đây (tháng 12/2017) các lô đất được xác định có tổng giá trị hơn 9.154 tỷ đồng, nay được xác định giá trị hơn 9.936 tỷ đồng. Trong đó, các lô đất R1, R2, R3 có giá hơn 5.899 tỷ đồng; lô R4, R5 có giá hơn 4.037 tỷ đồng.
Những căn hộ tái định cư này (trong đó 2.200 căn do Công ty Thuận Việt xây dựng và 1.590 căn thuộc Công ty Đức Khải xây dựng) được chia làm 2 gói đấu giá với giá khởi điểm là 9.100 tỷ đồng.
Đánh giá về việc bán đấu giá các căn hộ tái định cư, giới doanh nghiệp địa ốc cho rằng, đây là một giải pháp tạm thời của TP.HCM để giải cứu lượng hàng ế ẩm, thu lại ngân sách “đóng băng” cho Thành phố. Tuy nhiên, với việc sản phẩm nhà tái định cư nhưng lại bán với giá nhà thương mại thì chưa thỏa đáng.
Theo ông Trần Đức Vinh, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Bất động sản Trần Anh Long An, việc dùng giá thị trường áp cho nhà tái định cư sẽ khiến các doanh nghiệp không muốn tham gia mua, vì mua xong sẽ khó bán hàng.
“Chất lượng, thiết kế của nhà tái định cư không thể so sánh với các dự án thương mại đầy đủ thiết kế căn hộ lẫn những tiện ích dự án có được. Thêm vào đó, công trình xây dựng để lâu mà không có người sử dụng thì chất lượng sẽ giảm mạnh; doanh nghiệp mua lại sẽ phải bỏ thêm chi phí để sửa chữa, tân trang thì mới có thể bán được. Vậy là chi phí sẽ độn thêm, tạo mức giá mới cho số căn hộ này. Bên cạnh đó, việc ảnh hưởng từ tâm lý người dân đó là cái tên nhà tái định cư lại càng khó bán hơn”, ông Vinh nói.
Được biết, theo quy định, doanh nghiệp khi tham gia đấu giá phải ký quỹ 20% giá khởi điểm. Nếu đơn vị trúng đấu giá, trong vòng 1 tháng phải nộp 50% giá trị, 50% còn lại nộp trong vòng 90 ngày. Như vậy, nếu chỉ tính 20% ký quỹ, doanh nghiệp phải có 1.800 tỷ đồng. Đây là số tiền quá lớn, doanh nghiệp khó xoay xở trong thời gian ngắn.
Thay vì bán, nên cho thuê
Theo báo cáo của Sở Xây dựng TP.HCM, hiện trên địa bàn Thành phố có những khu tái định cư rất lớn bỏ hoang như khu Vĩnh Lộc B, được đầu tư từ năm 2004, hoàn thành năm 2008, quy mô 1.939 căn hộ và 529 nền đất, vốn đầu tư khoảng 1.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau hơn chục năm đưa vào sử dụng, mới 25% căn hộ có chủ, số còn lại vẫn đang bỏ hoang.


Theo các hộ dân sống tại đây, do để lâu không có người ở và không được duy tu, các block chung cư đã xuống cấp, hư hỏng nhiều. Trong khi đó, chất lượng căn hộ và hạ tầng khu tái định cư rất kém, mới ở được vài năm mà các hộ đã phải bỏ tiền sửa chữa như chống thấm, vá vết nứt, làm lại hệ thống điện nước.
Tương tự, khu tái định cư Thủ Thiêm thuộc chương trình 12.500 căn tái định cư ngay sát trung tâm Thành phố cũng trong tình trạng hoang vắng không có người ở.
Lý do ế nhà tái định cư, theo ông Trần Trọng Tuấn, Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM, do trước đây chính sách bồi thường của Nhà nước theo đơn giá quy định, nên người dân thường nhận nhà tái định cư, vì có lợi hơn nhận tiền để đi mua nhà. Còn hiện nay, người dân được bồi thường theo giá thị trường nên họ nhận tiền để tự mua nhà.
Ngoài ra, trước đây khi triển khai dự án, Nhà nước thường xây dựng trước quỹ nhà tái định cư để khi người dân bị giải tỏa có nhà sẵn vào ở. Do đó, Thành phố đã chuẩn bị quỹ nhà rất lớn. Khi chính sách thay đổi, người dân nhận tiền không nhận nhà, khiến quỹ nhà tái định cư bị dôi dư.
Ông Nguyễn Văn Hiệp, nguyên Phó giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM cho rằng, trong khi việc bán đấu giá nhà tái định cư khó khăn, Thành phố cần có giải pháp mới cho những căn hộ tái định cư bỏ hoang này. Chẳng hạn, cho doanh nghiệp đấu giá thuê lại để phát triển hệ thống nhà cho thuê, bởi theo khảo sát của Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, gần 100.000 hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn Thành phố hiện có nhu cầu mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội giai đoạn 2016 - 2020.
“Hàng ngàn hộ dân đang phải sống trong các khu nhà trọ xập xệ, tồi tàn, Thành phố có thể khai thác các căn tái định cư này bằng cách giao cho doanh nghiệp để họ kinh doanh theo hình thức cho thuê nhà giá rẻ”, ông Hiệp nói.
-
Chính phủ thống nhất đề xuất thành lập Quỹ Phát triển nhà ở quốc gia -
Thị trường bất động sản Đà Nẵng và vùng phụ cận cải thiện về nguồn cung -
Hà Nội: Các dự án nhà ở xã hội sắp tiếp nhận hồ sơ năm 2025 -
Doanh nghiệp vẫn ngại đầu tư vào dự án nhà ở xã hội -
Bình Định đấu giá tìm chủ đầu tư dự án khu du lịch vốn đầu tư hơn 1.900 tỷ đồng -
Cả nước đã hỗ trợ xóa 201.651 căn nhà tạm, nhà dột nát -
Phân khúc đất nền tại miền Trung nóng dần
-
Geely Riddara ra mắt mẫu xe bán tải hybrid thế hệ mới tại Triển lãm Ô tô Thượng Hải 2025
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế
-
TUMI ra mắt bộ sưu tập vali và phụ kiện mạ vàng với số lượng giới hạn
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài