
-
Vietbuild 2025: Hàng Trung Quốc vẫn mạnh về giá, hàng Việt Nam vươn lên về chất lượng
-
Áp dụng công nghệ vào xây dựng nhà thông minh, phòng chống thiên tai
-
7 tháng đầu năm 2024, cả nước tiêu thụ gần 32 triệu tấn xi măng, giảm so với cùng kỳ
-
Ưu tiên cấp giấy phép khai thác khoáng sản gắn với dự án đầu tư chế biến làm vật liệu xây dựng -
Giải quyết dứt điểm khó khăn cung ứng vật liệu xây dựng cho các dự án giao thông trọng điểm -
Gian hàng KES Group thu hút đông đảo khách tham quan tại Hội chợ Vietbuild 2024 -
35 năm Viettel và những kỳ tích của Việt Nam trên thị trường viễn thông, công nghệ thế giới
![]() |
Ảnh: Dũng Minh |
“Bát nháo” thị trường sơn
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển trở lại của thị trường bất động sản, xây dựng, thị trường sơn xây dựng cũng phát triển mạnh mẽ. Thị trường sơn hiện nay xuất hiện nhiều sản phẩm, chủng loại của các thương hiệu khác nhau, cả nhà sản xuất trong nước và nhập khẩu.
Các nhà sản xuất liên tục nghiên cứu cho ra các sản phẩm mới với chất lượng cao hơn, thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, bên cạnh đó, thị trường cũng tồn tại không ít bất cập từ hàng giả, hàng kém chất lượng.
Hiện chưa có con số thống kê năm 2017, nhưng năm 2016, theo thống kê sơ bộ, tại Hà Nội tỷ lệ sơn tường, bả trát giả chiếm 45% thị trường, tại TP.HCM con số này khoảng 65%.
Trong năm 2016, cơ quan chức năng trên khắp cả nước cũng đã phát hiện, thu giữ và xử lý nhiều vụ làm sơn giả, sơn nhái.
Đơn cử, cuối tháng 8/2016, Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Sơn La phối hợp với Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ (PC46), Công an tỉnh Sơn La và Công ty Sơn Kova tiến hành kiểm tra đồng loạt các cửa hàng đang kinh doanh vật liệu xây dựng trên toàn địa bàn huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La. Qua kiểm tra, cơ quan chức năng đã phát hiện và tạm giữ lượng sơn Kova của hộ kinh doanh Quảng Thùy tại thị trấn Sông Mã là hàng giả, có giá trị lên đến hàng chục triệu đồng.
Trước đó, trong tháng 5/2016, Đội QLTT Nam Định kiểm tra Cửa hàng Minh Chiến, xã Trực Đại, huyện Trực Ninh và thu giữ số lượng lớn sơn Dulux giả gồm 40 lon sơn nước ngoại thất siêu cao cấp loại 5 lít, 35 thùng sơn lót chống kiềm ngoại thất cao cấp loại 18 lít, bột trét tường giả.
Cũng trong tháng 5/2016, Đội QLTT huyện Hóc Môn (Chi cục Chi cục QLTT TP.HCM) kiểm tra đột xuất Công ty TNHH Hưng Thịnh Việt (đường Trần Văn Mười, xã Xuân Thới Đông) phát hiện có 13 thùng sơn Maxilite, 9 thùng sơn và 5 bao bột trét giả mang nhãn hiệu Dulux.
Trong 5/2016, Đội QLTT số 12 (Chi cục QLTT Hà Nội) cũng tiến hành kiểm tra xưởng sản xuất của Công ty cổ phần NEW PRO (Cầu Bươu, huyện Thanh Trì), phát hiện 157 thùng sơn thành phẩm các loại và 80 vỏ thùng gắn nhãn hiệu Weathershield và đã bị thu giữ.
Trước đó nữa, vào tháng 3/2016, Đội QLTT số 14, (Chi cục QLTT Hà Nội) kiểm tra xưởng sản xuất của Công ty cổ phần Sơn JYMEC Việt Nam tại Cụm công nghiệp Di Trạch (huyện Hoài Đức), phát hiện 20 thùng sơn thành phẩm loại 5 lít và trên 1.700 vỏ thùng các loại gắn nhãn Weathershield và thu giữ. Kiểm tra 3 cơ sở kinh doanh của công ty này, Đội QLTT số 14 phát hiện trên 70 thùng sơn in nhãn Weathershield, trong khi đây là nhãn hiệu đã được cấp Giấy chứng nhận bảo hộ độc quyền cho Công ty AkzoNobel.
Doanh nghiệp tự bảo vệ
Theo đại diện của nhiều hãng sơn, tình trạng sơn giả, sơn nhái xuất hiện nhiều trên thị trường la do luật còn lỏng lẻo, thiếu tính răn đe. Với các cửa hàng bán hàng giả, chỉ bị tịch thu sản phẩm và mức phạt tối đa là 20 triệu đồng/vụ. Mức phạt này là rất thấp so với lợi nhuận từ việc bán sơn giả, nên nhiều chủ cửa hàng vẫn sẵn sàng phạm luật. Để tự bảo vệ thương hiệu và danh tiếng trước vấn nạn hàng giả, hàng nhái, không ít doanh nghiệp sản xuất sơn đã chủ động tìm cho mình các cách phòng vệ.
Ông Nguyễn Ngọc Hải, Phòng Kinh doanh sơn Suzuka, Công ty Thương mại và Đầu tư JV System (phân phối độc quyền thương hiệu sơn Suzuka Nhật Bản) cho biết, sản phẩm của Công ty được nhập khẩu nguyên thùng, kiểu dáng riêng biệt: Thùng vuông, chất liệu vỏ thép không gỉ. Vỏ thùng này khó làm giả, vì cần đến thiết bị công nghệ và chi phí bao bì lớn.
Tương tự, bà Nguyễn Thị Phương, Trưởng phòng Kinh doanh Công ty TNHH Takira Việt Nam cho biết: “Chúng tôi chú trọng đến công tác đào tạo đại lý và chăm sóc khách hàng trực tiếp. Vì sơn giả, sơn nhái chỉ có thể tuồn vào nếu có sự tiếp tay của đại lý và nhân viên.
Đào tạo về sản phẩm không chỉ giúp nâng cao khả năng tư vấn, bán hàng, mà còn giúp các đại lý, nhân viên hiểu và tôn trọng việc kinh doanh sản phẩm một cách nghiêm túc. Ngoài ra, các thông tin phân biệt thật, giả cũng được cập nhật thường xuyên trên website của công ty nhằm giúp khách hàng có những hiểu biết nhất định về sản phẩm”.
-
Vinhomes – nhà phát triển BĐS dẫn dắt thị trường với những chính sách "không tưởng" -
Conic Boulevard “làm ấm” thị trường khu Tây Sài Gòn -
Vướng pháp lý khi thành lập khu công nghiệp mới -
Hà Nội: Điều chỉnh cục bộ đất xây trường học tại quận Long Biên -
Quảng Bình công bố tiêu chí nhà đầu tư khu đô thị trung tâm thị xã Ba Đồn -
Hưng Yên tìm nhà đầu tư cho dự án nhà ở gần 10 ha tại huyện Ân Thi -
Nhà ở xã hội - Tâm điểm thị trường bất động sản hiện nay
-
Hisense giới thiệu các giải pháp nhà thông minh tích hợp AI tại Hội chợ Canton lần thứ 137
-
Thales cung cấp hệ thống bảo mật thẻ ngân hàng của Prime Factors
-
StarHub nhận chứng nhận và chứng chỉ chuyên môn mới của Cisco
-
Gắn kết phát triển kinh doanh với trách nhiệm cộng đồng
-
XCMG Excavator ra mắt 13 mẫu máy xúc đào E-series tại Bauma 2025
-
BlueFin đạt chứng nhận ISO 14001:2015, củng cố cam kết về trách nhiệm môi trường