-
Hà Nội bãi bỏ 2 quyết định quy định thẩm quyền phê duyệt giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất -
Thị trường địa ốc Đà Nẵng kỳ vọng vào hiệu ứng khu thương mại tự do -
Bình Định chuẩn bị đấu thầu tìm nhà đầu tư nhiều dự án nhà ở xã hội -
Bất động sản Đông Nam Bộ lên ngôi -
Ninh Thuận có 3 dự án khu đô thị được phê duyệt nhưng chưa có nhà đầu tư -
Huyện Đông Anh, Gia Lâm, Mê Linh sắp có thêm hơn 12.000 căn nhà ở xã hội -
Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Quân: Chưa bao giờ giá nhà ở xã hội rẻ như bây giờ
Doanh nghiệp tham gia cải tạo chung cư cũ sẽ được hưởng nhiều ưu đãi. Ảnh: Dũng Minh |
Những “điểm vàng” đang ngủ yên
Mặc dù bản danh sách chính thức các nhà đầu tư muốn tham gia cải tạo chung cư cũ chưa được Sở Xây dựng Hà Nội công bố như tại TP. HCM, nhưng không khó để nhận thấy đang có sự chuyển biến tích cực đối với vấn đề “gây nhức đầu” trong suốt những năm qua tại Thủ đô.
Thực tế, 10 dự án khu tập thể cũ cần cải tạo lại được Sở xây dựng Hà Nội công bố cách đây không lâu, gồm Quỳnh Mai, Giảng Võ, Thành Công, Khương Thượng, Vĩnh Hồ, Kim Liên, Phương Mai, Thanh Nhàn... đều được coi là những “điểm vàng” của thủ đô Hà Nội. Tuy nhiên, quỹ đất tại các khu vực này ngày càng khan hiếm. Trong thời gian vừa qua, việc phát triển các dự án nhà ở thương mại cao tầng tại những khu vực này chủ yếu là trên những khu đất là các nhà máy, cơ quan, xí nghiệp được di dời ra ngoại thành.
Tuy nhiên, theo thời gian, quỹ đất nội đô dần eo hẹp, trong khi việc mua đất ở khu vực ngoại thành xa trung tâm lại không được nhiều doanh nghiệp chú ý tới. Khẩu vị của các chủ đầu tư tìm đất trong nội đô rất lớn, bởi nếu không vướng về cơ sở hạ tầng chưa đầy đủ, thì giá thành cũng như sức hấp dẫn của căn hộ chung cư ngoại thành thấp khá xa so với khu vực nội đô.
Theo thống kê, Hà Nội hiện có khoảng 1.500 chung cư cũ, có quy mô từ 2 - 5 tầng, đa số được xây dựng từ năm 1960 đến cuối những năm 1980, tập trung nhiều nhất tại các quận như Ba Đình, Đống Đa, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân… Do đều được xây dựng theo công nghệ cũ, nên các chung cư cũ, đến nay đã hết hạn sử dụng, nguy cơ xảy ra sự cố rất lớn. Đặc biệt, ở hầu hết các khu chung cư cũ, nhiều hộ dân tiến hành sửa chữa, cải tạo, cơi nới, khiến tình trạng xuống cấp diễn ra nhanh hơn.
Từ năm 2005, Hà Nội đã có nghị quyết về cải tạo, xây mới các khu chung cư cũ trên địa bàn. Đến năm 2013, Hà Nội tiếp tục ban hành nghị quyết về một số biện pháp xây lại các khu chung cư cũ, nhà cũ xuống cấp. Thế nhưng, xây mới chung cư cũ, việc tiến hành cải tạo, xây mới cũng không đơn giản. Tính đến nay, sau hơn 10 năm triển khai, mới chỉ có 14 chung cư cũ trên địa bàn Thành phố được cải tạo, đạt 1%.
Chờ “cú huých” mới
Trước thực trạng chậm trễ trong việc cải tạo chung cư cũ tại Hà Nội, chỉ một thời gian ngắn sau khi nhậm chức, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã ký ban hành Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc công trình cao tầng trong khu vực nội đô lịch sử TP. Hà Nội (có hiệu lực từ ngày 14/4/2016).
Theo đó, điểm mấu chốt của văn bản mới là Hà Nội đã cho phép nới tầng cao tối đa với một số khu vực như Nguyễn Công Trứ (25 tầng); Giảng Võ, Hào Nam, Ngọc Khánh (21 tầng); các khu Thành Công, Khương Thượng, Vĩnh Hồ, Nam Đồng, Kim Liên, Láng Hạ, Phương Mai, Thanh Nhàn… (24 tầng).
Ngoài việc nới chiều cao tầng, trong một động thái mới nhất, Bộ Tài chính đã đưa ra đề xuất áp dụng mức thuế ưu đãi cho phần thu nhập của doanh nghiệp đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ trong giai đoạn 2017-2020.
Cụ thể, mức thuế ưu đãi thu nhập doanh nghiệp 10% được áp dụng trong 15 năm, kể từ khi dự án bắt đầu hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp được miễn thuế trong 4 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo. Đối với phần diện tích nhà ở phục vụ tái định cư tại chỗ, sẽ không thuộc diện phải nộp thuế giá trị gia tăng.
Ông Phạm Đình Thi, Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế, Bộ Tài chính từng cho biết, nội dung ưu đãi thuế đáng ra phải được quy định trong Luật. Tuy nhiên, trước tình hình xuống cấp nghiêm trọng của các khu chung cư, Bộ Tài chính sẽ đưa nội dung này vào Nghị quyết để trình Quốc hội trong kỳ họp tháng 10/2016 tới đây và áp dụng trong 3 năm từ 2017 - 2020.
-
Vinhomes Ocean Park - Khu đô thị có biển hồ nước mặn và hồ nước ngọt nhân tạo trải cát trắng lớn nhất thế giới -
Phú Yên đầu tư tiếp 185 tỷ đồng cho dự án Công viên ven biển thành phố Tuy Hòa -
Lợi thế độc tôn của The Matrix One -
Vụ ngang nhiên bán trộm cả nền biệt thự nhà phố ở TP.HCM: Cấp phép xây dựng trên đất tranh chấp
-
Giải pháp tài chính dành riêng cho các gia đình 3 thế hệ với căn hộ 3 phòng ngủ Le Grand Jardin -
Phát hiện loạt dự án nhà ở xã hội chuyển thành nhà thương mại trái phép tại Hà Nội -
Apec Mandala Wyndham Hải Dương - Tổ hợp 5 sao đầu tiên tại Hải Dương -
Phú Yên phê duyệt Đề án bảo vệ quần thể Hòn Yến -
Lotus Central: 5 yếu tố hấp dẫn nhà đầu tư -
Chuyên gia đưa ra “lời khuyên vàng” cho nhà đầu tư bất động sản ven đô năm 2020 -
Quảng Ngãi: “Cứ địa” vững vàng của Đất Xanh Đà Nẵng
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
-
Bà Trương Mỹ Lan và SCB tranh luận về 6.000 tỷ đồng cho nhóm Công ty Tuần Châu mượn -
Vạn Thái Land bán 1.064 căn hộ sai đối tượng: Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM phản hồi -
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể -
Bị cáo Trần Duy Đông khai nhận không biết ai ở Xuyên Việt Oil
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025