-
Lương công chức vài trăm năm mới mua được nhà; Hà Nội không còn chung cư bình dân mở bán mới trong năm 2025 -
Hà Nội bãi bỏ 2 quyết định quy định thẩm quyền phê duyệt giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất -
Thị trường địa ốc Đà Nẵng kỳ vọng vào hiệu ứng khu thương mại tự do -
Bình Định chuẩn bị đấu thầu tìm nhà đầu tư nhiều dự án nhà ở xã hội -
Bất động sản Đông Nam Bộ lên ngôi -
Ninh Thuận có 3 dự án khu đô thị được phê duyệt nhưng chưa có nhà đầu tư -
Huyện Đông Anh, Gia Lâm, Mê Linh sắp có thêm hơn 12.000 căn nhà ở xã hội
Diện tích căn hộ chung cư cũ đa phần nhỏ hơn 30m2
Ngày 7/9, Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị phản biện xã hội đối với Đề án “Cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn Thành phố Hà Nội”.
Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, trên địa bàn Thành phố có 1.579 nhà chung cư cũ. |
Theo báo cáo từ Sở Xây dựng Hà Nội, trên địa bàn Thành phố có 1.579 nhà chung cư cũ (CCC), trong đó 463/1.049 nhà do Công ty TNHH MTV Quản lý & phát triển nhà Hà Nội quản lý, đã tổ chức bán theo Nghị định số 61/CP.
Giai đoạn 1960 -1970, chung cư chủ yếu cao từ 2 - 4 tầng, kết cấu tường gạch chịu lực, thi công bằng phương pháp thủ công; Giai đoạn 1970 - 1980 xuất hiện nhà kết cấu bê tông lắp ghép, chiều cao tối đa 5 tầng; Giai đoạn 1980 - 1994 thêm loại hình kết cấu khung bê tông cốt thép chịu lực, chiều cao tối đa 6 tầng.
CCC xuống cấp, tập trung chủ yếu tại quận nội thành, nội đô lịch sử thuộc khu vực hạn chế phát triển, bị khống chế bởi quy mô dân số, chiều cao công trình, trong đó: Ba Đình (211 nhà), Hoàn Kiếm (99 nhà), Đống Đa (415 nhà), Hai Bà Trung (244 nhà).
Ngoài ra, còn tập trung nhiều ở Hoàng Mai, Thanh Xuân, Hà Đông. Trong các khu nhà cũ này xen kẽ công trình nhà ở thấp tầng (có trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất), trụ sở cơ quan, văn phòng, dịch vụ thương mại, công trình hạ tầng xã hội.
Diện tích căn hộ CCC phần lớn nhỏ dưới 30m2 không thỏa mãn nhu cầu ở, không đáp ứng được tình trạng gia tăng dân số (mỗi căn hộ chỉ đáp ứng được nhu cầu cho gia đình 2 - 3 người, nay nhiều thế hệ cùng sinh sống) dẫn đến tình trạng cơi nới tự phát, hư hại kết cấu công trình, hạ tầng kỹ thuật, hình thức kiến trúc cảnh quan bên ngoài bị phá vỡ.
Theo Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hà Nội Đàm Văn Huân, vấn đề xây dựng, cải tạo lại nhà CCC được sự quan tâm đồng đảo của các tầng lớp Nhân dân. Hà Nội với đặc thù có số lượng CCC nhiều nhất cả nước (chiếm trên 60%), rất nhiều vấn đề liên quan đến thực tế triển khai, trong đó xuất phát từ những vướng mắc của quy định pháp luật.
Mặc dù, Thành phố Hà Nội đã xây dựng nhiều đề án để lấy ý kiến phản biện làm căn cứ trong quá trình thực hiện, nhưng tiến độ thực hiện còn chậm. Việc Chính phủ ban hành Nghị định 69NĐ-CP cơ bản đã tháo gỡ vướng mắc trong quá trình này. Trên cơ sở đó, UBND Thành phố Hà Nội căn cứ vào Nghị định 69 để điều chỉnh, sửa đổi nội dung đề án phù hợp đặc thù riêng, với 13 nội dung được Bộ Xây dựng chấp thuận và trình Chính phủ.
Hiện nay, UBND Thành phố Hà Nội đã trình Đề án cải tạo, xây dựng lại CCC lên HĐND Thành phố, trong đó đề cập đến 7 giải pháp liên quan, cơ bản bám sát vào Nghị định 69 và thực hiện nghiêm túc những yêu cầu đối với UBND cấp tỉnh, Thành phố.
Cụ thể: Xây dựng kế hoạch, rà soát, khảo sát các CCC; Tổ chức lập quy hoạch khu chung cư cần cải tạo; Kế hoạch cải tạo, xây dựng lại CCC; Lựa chọn chủ đầu tư, nhà thầu tham gia thực hiện; GPMB; Vấn đề về tái định cư; Những ưu đãi đầu tư thực hiện theo Nghị định 69 và những văn bản hiện hành.
Xây dựng mới gắn với bảo tồn
Trình bày ý kiến phản biện tại hội nghị, Phó Chủ tịch Hội quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam TS. KTS Đào Ngọc Nghiêm cho biết, xây dựng, cải tạo CCC là vấn đề được đặt ra đối với Hà Nội từ cách đây khoảng 30 năm, nhưng đến nay mới thực hiện được khoảng 1,2%. Vì vậy, đến lúc này cần phải xem là nhiệm vụ cấp thiết chứ không phải cần thiết. Trong quá trình thực hiện nên xác định rõ mức độ quan trọng của công tác cải tạo, xây dựng lại CCC trên địa bàn Thành phố.
TS. KTS Đào Ngọc Nghiêm cho biết, xây dựng, cải tạo chung cư cũ là vấn đề được đặt ra đối với Hà Nội từ cách đây khoảng 30 năm, nhưng đến nay mới thực hiện được khoảng 1,2%. |
TS. KTS Đào Ngọc Nghiêm cho rằng, dự thảo Đề án Cải tạo, xây dựng lại CCC trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã nêu bật tồn tại, như: Công tác kiểm định, lập quy hoạch, GPMB, bồi tường tái định cư, đánh giá mô hình đã thực hiện, cơ chế ưu đãi, lựa chọn chủ đầu tư...
Tuy nhiên, nên bổ sung vấn đề liên quan đến Luật Đất đai, Luật Thủ đô để thấy rõ đặc thù của Hà Nội đã được thể chế hóa và bổ sung kinh nghiệm nước ngoài từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc... trong việc xã hội hóa cải tạo chung cư, gắn với cải tạo phát triển đô thị theo định hướng từ quy hoạch chung.
“Ngoài ra, trên địa bàn Thủ đô còn những khu chung cư được xây dựng giai đoạn 1955 – 1957 đang gặp nhiều nhiều khó khăn, nhưng có dấu ấn về kiến trúc riêng. Vì vậy, nên bổ sung quan điểm, cải tạo góp phần xây dựng diện mạo mới, nhưng đồng thời có lựa chọn nhằm bảo tồn di sản, để cho thế hệ sau cảm nhận được công lao thế hệ đi trước, góp phần nâng tầm giá trị bảo tồn di sản của Hà Nội”, TS. KTS Đào Ngọc Nghiêm nhận định.
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, thực trạng quản lý các khu CCC hiện nay đang rất phức tạp. Nếu tính cả khu đơn lẻ là gần 2.000 khu. Công cuộc cải tạo CCC đặc biệt ở khu vực trung tâm, thực chất là cải tạo, tái thiết đô thị ở mức cao, nên cơ chế chính sách không chỉ tập trung vào đổi mới chất lượng sống, chất lượng hạ tầng, không chỉ đơn thuần là cải tạo một không gian làm chỗ ở.
“Chính vì vậy mà chúng ta phải có những nguồn lực và giải pháp đồng bộ trong quá trình thực hiện. Quá trình nghiên cứu cải tạo CCC trên địa bàn Thành phố trước năm 2021 gặp nhiều khó khăn. Nhưng từ quý I, II/2021 là thời điểm quan trọng với nhiều chỉ đạo then chốt của Thành ủy và khi Nghị định 69/NĐ-CP được ban hành đã giải quyết được căn bản những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện của Thủ đô. Chúng tôi xin ghi nhận, tiếp thu những ý kiến đóng góp của các chuyên gia để làm căn cứ trong quá trình triển khai thực hiện”, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn nhấn mạnh.
-
Dự án tại Quảng Ngãi: Đập dâng cạn vốn, đô thị Đảo Ngọc chênh vênh -
Masteri West Heights khai mở phong cách sống chuẩn quốc tế tại phía Tây Hà Nội -
Căn hộ trên mây tích hợp bể khoáng nóng tự nhiên tại Apec Mandala Sky Villas Kim Bôi -
Nhiều dự án tiến độ “cưỡi ngựa xem hoa” ở Khu du lịch Quốc gia hồ Tuyền Lâm
-
Đồng bộ hạ tầng kết nối, Aqua City gia tăng sức nóng -
Khu biệt thự điền viên Yên Bình - Vườn xanh trong phố -
TP.HCM phân bổ 3.426 căn hộ và nền đất để phục vụ tái định cư -
Tỉnh táo trước chiêu trò “đánh bóng” dự án, người mua nhà chọn nhà đầu tư uy tín -
Nghệ An: Phạt một công ty 600 triệu đồng do lấn chiếm đất phi nông nghiệp -
Nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, rừng tại các công ty nông, lâm nghiệp -
Hậu Giang chấp thuận nhà đầu tư dự án khu đô thị mới tại TP. Vị Thanh
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
-
Quảng Nam: Dự án làm 8 năm không xong do lỗi của các cơ quan nhà nước -
Bà Trương Mỹ Lan và SCB tranh luận về 6.000 tỷ đồng cho nhóm Công ty Tuần Châu mượn -
Vạn Thái Land bán 1.064 căn hộ sai đối tượng: Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM phản hồi -
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu