-
Bất động sản Đông Nam Bộ lên ngôi -
Ninh Thuận có 3 dự án khu đô thị được phê duyệt nhưng chưa có nhà đầu tư -
Huyện Đông Anh, Gia Lâm, Mê Linh sắp có thêm hơn 12.000 căn nhà ở xã hội -
Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Quân: Chưa bao giờ giá nhà ở xã hội rẻ như bây giờ -
Bất động sản Đà Nẵng: Đất nền đi ngang, căn hộ dần hồi phục -
Người dân không dám vay mua nhà, dù lãi suất đã giảm -
Đất đấu giá Thanh Oai “hạ sốt” nhưng giá trúng vẫn lên tới 90 triệu đồng/m2
Không vướng vì quy định chiều cao công trình hay mật độ dân cư, thì cũng rất khó để có sự đồng thuận của toàn bộ hộ dân.
Hà Nội đứng đầu cả nước về số nhà chung cư cũ với 1.579 khối, chiếm 63% tổng số nhà chung cư cũ. |
Hà Nội vào mùa những cơn mưa hè xối xả, là lúc khoảng 60 hộ dân sống tại tầng 1, Khu tập thể 3 tầng “chờ sập”, đường Lê Hồng Phong, quận Hà Đông (Hà Nội) sống trong thấp thỏm lo âu và chẳng thể sâu giấc về đêm. Họ từng bị ám ảnh với cảnh tượng đồ đạc nổi bồng bềnh trên mặt nước giữa đêm khi cơn mưa lớn ập tới hồi những năm 2015-2016.
Sống trong căn hộ 55 m2 tại dãy B của Khu tập thể 3 tầng đến gần 30 năm, ông Trần Văn Mật cho biết, ngập úng nơi đây xảy ra như cơm bữa, có chỗ ngập đến cả 1 m vì cốt nền khu tập thể thấp hơn nhiều so với cốt nền đường.
Về chủ trương xây dựng mới Khu tập thể 3 tầng thì các hộ dân nơi đây đều ủng hộ, nhưng để phương án đền bù thỏa lòng toàn bộ chủ 193 căn hộ ở cả 4 dãy nhà A, B, C, D của khu tập thể quả thực rất khó.
“Chắc (chúng tôi) phải đợi Trung ương đồng ý cho TP. Hà Nội áp dụng cơ chế thí điểm không cần đến sự đồng thuận 100% các hộ dân, mà chỉ dừng ở mức 80-90% thì may ra mới có thể sớm triển khai dự án”, ông Mật nói.
Trên thực tế, đã có nhiều doanh nghiệp dòm ngó và có ý tưởng cải tạo Khu tập thể 3 tầng, bởi khu vực này nằm trên “đất vàng” ngay ngã 3 giao giữa trục đường Lê Hồng Phong và đường Lê Lợi, cách trục đường chính Quang Trung vài phút di chuyển.
Các bước chuẩn bị triển khai dự án xây dựng mới Khu tập thể 3 tầng tại Hà Đông có khá khẩm hơn so với các khu tập thể tại nội thành Hà Nội, do không vướng phải quy định cứng về chiều cao công trình và mật độ dân cư như 4 quận nội thành (Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa). So với Khu tập thể Nam Đồng (Đống Đa) chỉ mới qua bước khảo sát của doanh nghiệp và đến nay tình hình cải tạo vẫn “im hơi lặng tiếng”, dự án xây dựng mới Khu tập thể 3 tầng đã trải qua các bước khảo sát xã hội học, lấy ý kiến của người dân qua nhiều lần gặp mặt đại diện Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Xuân Mai - đơn vị đề xuất ý tưởng xây dựng mới Khu tập thể 3 tầng.
Dự án cũng trải qua các bước lập quy hoạch chi tiết, tỷ lệ 1/500, được UBND TP. Hà Nội phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu đô thị S4 tại các ô quy hoạch 5-1, 11-2, tỷ lệ 1/5.000 để thực hiện dự án.
Tuy nhiên, dự án chưa thể bấm nút triển khai là vì chưa có sự đồng thuận của 100% hộ dân, hiện còn 13 chủ căn hộ chưa hài lòng với phương án mà đơn vị đề xuất dự án đưa ra.
Theo Bộ Xây dựng, cả nước có 2.500 khối nhà chung cư cũ (tương đương hơn 3 triệu m2 sàn) được xây dựng từ trước năm 1994, với hơn 100.000 hộ dân đang sinh sống. Trong đó, Hà Nội đứng đầu cả nước về số nhà chung cư cũ với 1.579 khối, chiếm 63% tổng số nhà chung cư cũ.
Cơ quan chức năng và chính quyền địa phương thực hiện việc kiểm định được 600/2.500 nhà chung cư hư hỏng nặng, nguy hiểm - cấp C, D (chiếm khoảng 25%) tập trung chủ yếu tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM, trong đó Hà Nội có 179 nhà chung cư.
Tròn 1 năm trước, trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội (tháng 6/2019), Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà cho biết, Bộ Xây dựng đề xuất bổ sung chính sách nhằm hài hòa lợi ích giữa các bên trong cải tạo chung cư cũ, trước mắt sẽ thí điểm cơ chế đặc thù tại Hà Nội và TP.HCM.
Sở Xây dựng Hà Nội cũng đã xây dựng dự thảo Đề án Cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ trên địa bàn TP. Hà Nội, trong đó nêu rõ những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện cải tạo xây dựng lại nhà chung cư cũ, đồng thời đề xuất một số giải pháp về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ.
Theo đó, Thành phố kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép được chủ động quyết định việc điều chỉnh các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc (tầng cao, hệ số sử dụng đất, mật độ xây dựng, mật độ dân số) tại 4 quận nội thành thuộc khu vực nội đô lịch sử, thay vì phải báo cáo được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.
Ngoài ra, kiến nghị cho phép quy định tỷ lệ khoảng 70% chủ sở hữu nhà chung cư không phải cấp D nhất trí là được thực hiện cải tạo, xây dựng lại thay vì 100% như quy định hiện hành.
-
Nghi Sơn Central Park: Tiên phong kiến tạo biểu tượng sống cân bằng thiên nhiên và tiện ích -
Đồng Nai điều chỉnh quy hoạch chung TP. Biên Hòa, loạt dự án chính thức được gỡ vướng -
Lộ diện nhà đầu tư dự án khu đô thị gần 450 tỷ đồng ở Quảng Ngãi -
Quỹ đầu tư nước ngoài đưa bất động sản Việt lên đường đua ESG thế giới
-
Nghệ An chuyển mục đích sử dụng hơn 25 ha đất rừng để thực hiện 4 dự án -
Căn hộ chuyên gia Expert Home góp phần thu hút và giữ chân nhân sự cấp cao -
Oriental Square giành cú đúp giải thưởng tại Vietnam Property Awards 2024 -
Chiến thắng của ThaiSquare The Merit tại Giải thưởng bất động sản danh giá -
"Xanh hóa" vật liệu - cách Essensia Sky kiến tạo giá trị bền vững -
Đà Nẵng đấu giá đất tại Tổ hợp thể thao giải trí, thương mại Hoà Xuân -
Chính thức khai trương Phu Long Pavilion và căn hộ mẫu Essensia Sky
-
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể -
Bị cáo Trần Duy Đông khai nhận không biết ai ở Xuyên Việt Oil -
Phúc thẩm vụ Vạn Thịnh Phát: cựu Cục trưởng Đỗ Thị Nhàn xin tòa khoan hồng -
Đằng sau khoản lợi “khủng” từ những thương vụ mua bán dự án tai tiếng - Bài 5: Mua, “phá” để “lấy” vô cùng nguy hại
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"