-
Nhà đầu tư rót tiền vào khách sạn hạng sang -
Tập đoàn CNT chuyển nhượng dự án khu chung cư tại Bình Định cho công ty con -
Khánh Hòa xóa “đất ở không hình thành đơn vị ở” tại Khu du lịch Hải Đảo -
Đấu giá đất Sóc Sơn: Trả tới 30 tỷ đồng/m2, sau đó “sợ quá, xin rút”? -
Thị trường bất động sản đang bỏ qua một phân khúc rất lớn -
Luật mới có hiệu lực, nhà đầu tư bất động sản thay đổi “khẩu vị”
Theo Bộ Xây dựng, để thực hiện đề án xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội của Chính phủ trong giai đoạn 2021 - 2030 cần nguồn vốn khoảng 500.000 tỷ đồng. Vì vậy, Bộ đang dự thảo nghị quyết về nguồn vốn tín dụng ưu đãi 100.000 tỷ đồng, tương đương 20% tổng nhu cầu vốn, để Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay mua, thuê mua, xây dựng, cải tạo, sửa chữa nhà ở xã hội.
Tiêu chí, điều kiện vay của gói sẽ áp dụng theo Nghị định 100/2024/NĐ-CP. Theo đó, người dân sẽ được vay tối đa 80% giá trị hợp đồng mua, thuê mua nhà ở xã hội. Trường hợp xây mới, sửa chữa nhà ở, mức vay tối đa là 70% và không quá 1 tỷ đồng.
Gói vay nhà ở xã hội do Bộ Xây dựng đề xuất sẽ lấy vốn từ trái phiếu Chính phủ. Ảnh: Trọng Tín |
Lãi suất của gói tín dụng 100.000 tỷ đồng sẽ bằng với mức cho vay với hộ nghèo được Thủ tướng quy định trong từng thời kỳ (hiện đang là 6,6%/năm). Thời hạn vay tối đa 25 năm.
Thời gian giải ngân gói tín dụng ưu đãi 100.000 tỷ đồng sẽ kéo dài cho đến khi giải ngân hết gói tín dụng. Tuy nhiên, thời hạn sẽ không vượt quá ngày 31/12/2030.
Về lộ trình thực hiện, dự kiến trong giai đoạn 2025 - 2029, mỗi năm, gói sẽ giải ngân khoảng 16.500 tỷ đồng. Riêng năm 2030, số tiền giải ngân sẽ nâng lên thành 17.500 tỷ đồng.
Để thực hiện gói tín dụng ưu đãi 100.000 tỷ đồng, Bộ Xây dựng đề xuất Chính phủ giao Bộ Tài chính rà soát, đánh giá kỹ lưỡng, cụ thể khả năng phát hành trái phiếu Chính phủ, để có vốn cấp cho Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay mua, thuê mua, xây dựng, cải tạo, sửa chữa nhà ở.
Trong một diễn biến khác, gói vay ưu đãi 120.000 tỷ đồng đối với nhà ở xã hội vẫn chưa được khai thác triệt để. Theo báo cáo quý III/2024 của Bộ Xây dựng, hiện gói tín dụng này mới giải ngân được 1.783 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ chưa đến 1,5% tổng vốn. Trong đó, khoảng 1.633 tỷ đồng đã tiếp cận tới 15 dự án. Khoảng 150 tỷ đồng còn lại đến từ người vay mua nhà.
Theo TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, gói tín dụng 120.000 tỷ đồng sử dụng tiền của các ngân hàng thương mại. Nguồn vốn này lại đến từ tiền gửi của khách hàng, do đó mức lãi suất ưu đãi không thể quá cao. Sức hấp dẫn của gói vay này trong mắt doanh nghiệp và người dân cũng vì vậy mà giảm xuống.
“Chúng ta cần có một nguồn vốn khác bền vững, lâu dài, sử dụng ngân sách Nhà nước là chủ đạo. Nguồn vốn đó sẽ được dồn cho Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Phát triển Việt Nam, thay vì các ngân hàng thương mại. Khi được triển khai, đây sẽ là cú hích lớn cho thị trường bất động sản", ông Lực khẳng định.
Dưới góc nhìn của TS. Nguyễn Trí Hiếu, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Thị trường Tài chính & Bất động sản Toàn Cầu, các gói vay mua nhà ở xã hội hiện nay có mức lãi suất ưu đãi chưa phù hợp với thu nhập của người lao động.
Căn cứ vào GDP bình quân đầu người hiện nay, thu nhập của người dân trung bình khoảng 12 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, gói 120.000 tỷ đồng có lãi suất lên tới 7,5%/năm, gói vay của Ngân hàng Chính sách xã hội cũng ở mức 6,6%/năm - tương đương mức lãi suất cho vay đối với hộ nghèo hiện tại.
Theo tính toán của ông Hiếu, nếu người mua nhà vay 2 tỷ đồng với mức lãi suất trên 5%/năm, thanh toán dần trong 20 năm, số tiền phải trả mỗi tháng cả gốc lẫn lãi sẽ là 13 triệu đồng.
“Nếu lãi suất cao hơn 5%/năm, thời hạn cho vay thấp hơn 20 năm, các gia đình có mức thu nhập trung bình ở Việt Nam sẽ rất khó mua được nhà, kể cả khi áp dụng những gói ưu đãi như 120.000 tỷ đồng hay 30.000 tỷ đồng của Ngân hàng Chính sách xã hội”, TS. Nguyễn Trí Hiếu bình luận.
-
Mô hình du lịch nghỉ dưỡng sinh thái với định hướng bảo tồn cảnh quan thiên nhiên vịnh Vĩnh Hy -
An cư tại Vinhomes Grand Park để con trẻ phát triển toàn diện -
Hà Nội: Điều chỉnh cục bộ quy hoạch khu nhà ở tái định cư và cho thuê tại quận Long Biên -
Dự án của T&T Homes được vinh danh Dự án đáng sống năm 2023
-
Phú Yên không có dự án phát triển nhà ở được chấp thuận chủ trương đầu tư mới -
Kon Tum điều chỉnh tiến độ Dự án Khu dân cư Hoàng Thành -
“Trạm bình yên” cho người sống trẻ tại cửa ngõ phía Đông Hà Nội -
Đồng Nai phê duyệt điều kiện chọn nhà đầu tư trung tâm thương mại 6.000 tỷ đồng -
Quảng Nam đề xuất không lập quy hoạch tổng thể mặt bằng với dự án dưới 5 ha -
Quảng Nam yêu cầu giải quyết “điểm nghẽn” mặt bằng Khu dân cư Hương Quế Đông -
Ý tưởng quy hoạch khu đô thị, dịch vụ Đông Nam Dung Quất và đô thị Lý Sơn
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 2/12 -
2 Tổng Bí thư Tô Lâm: Không để cơ quan nhà nước là "vùng trú ẩn an toàn" cho cán bộ yếu kém -
3 Tinh gọn bộ máy cần hành động quyết liệt theo tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng" -
4 Đề xuất đầu mối đầu tư Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 14D, tỉnh Quảng Nam -
5 Thanh khoản “căng”, ngân hàng nhỏ cắn răng vay vốn đắt
- Giọng hát hay Hà Nội, sức hút của một biểu tượng âm nhạc Thủ đô
- FPT tăng tốc chinh phục thị trường AI Nhật Bản: Cơ hội lớn cho nhân tài công nghệ
- Chailease Việt Nam vinh dự đạt giải thưởng Doanh nghiệp xuất sắc châu Á tại APEA 2024
- Olam Agri Việt Nam với sứ mệnh chuyển đổi lương thực, thức ăn chăn nuôi, chất xơ
- Herbalife Việt Nam và VTV3 khép lại mùa thứ hai của Chương trình “Sinh viên thế hệ mới”
- C.P. Việt Nam nhận hai giải thưởng uy tín tại lễ công bố Doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam năm 2024