
-
Gia Lai tìm hướng tháo gỡ cho dự án của Tập đoàn FLC hơn 760 tỷ đồng
-
Miễn phép xây dựng - cơ hội cho thị trường nhà ở giá rẻ
-
Các “ông lớn” địa ốc nộp hàng chục nghìn tỷ tiền sử dụng đất; Giá 1 m2 chung cư bằng tiền lương cả năm
-
Thêm nhiều doanh nghiệp tham gia thị trường bất động sản TP.HCM -
Đã có 18/34 địa phương hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát -
Giá 1 m2 chung cư bằng tiền lương đi làm cả năm -
Theo chân dòng tiền chảy về “vùng đất mới”
![]() |
BBộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà cho rằng khả năng cuối năm 2016 và đầu năm 2017, chúng ta sẽ dư thừa nguồn cung cao cấp nhưng thiếu nhà cho người thu nhập thấp |
Báo cáo tại Hội nghị Bộ trưởng Bộ Xây dựng gặp mặt và làm việc với Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Nguyễn Trần Nam cho biết, lượng giao dịch bất động sản tăng đều từ đầu năm đến nay. Tổng số giao dịch tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh trong 6 tháng đầu năm khoảng 15.300 giao dịch, giảm hơn so với 18.000 giao dịch cùng kỳ năm 2015, song chất lượng giao dịch cao hơn. Giá bất động sản tăng 3-7%, cao hơn so với cùng kỳ 2015 là 3-5%.
Hàng tồn kho hiện còn 37.489 tỷ đồng so với cùng kỳ là 67.443 tỷ đồng. FDI vào thị trường bất động sản có 25 dự án mới và giá trị vốn đầu tư tăng thêm 604,8 triệu USD tăng hơn so với cùng kỳ năm 2015 là có 7 dự án và tổng vốn 465,5 triệu USD.
Hệ thống chính sách mới về bất động sản đã bắt đầu phát huy tác dụng trên thực tế và từng bước đi vào cuộc sống. Các doanh nghiệp lớn vẫn đang dẫn đầu xu hướng thị trường.
Tuy nhiên, theo ông Nam, thị trường vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ như cơ cấu hàng hóa trên thị trường mất cân đối, thiếu vắng sản phẩm giá trung bình và thấp. Việc phát triển nhà ở xã hội có xu hướng chậm lại, phân khúc nhà ở cho thuê chưa có điều kiện phát triển; thông tin thị trường chưa thực sự đầy đủ, hệ thống và toàn diện; năng lực phần lớn các chủ đầu tư còn yếu cả về tài chính, năng lực quản lý, triển khai dự án...Để khắc phục các nguy cơ này tiếp tục cần nhiều đến sự nỗ lực của Hiệp hội và sự chỉ đạo của Bộ Xây dựng.
Đánh giá chung thị trường bất động sản 7 tháng đầu năm 2016, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà cho rằng, thị trường tiếp tục xu hướng ổn định, có sự tăng trưởng hơn.
Có ý kiến nói rằng hiện nay thị trường đã có dấu hiệu của khủng hoảng chưa, đã có dấu hiệu bong bóng bất động sản chưa? Theo Bộ trưởng Phạm Hồng Hà, các đồng chí Phó Thủ tướng đều rất quan tâm đến thị trường bất động sản trong các phiên họp và Thủ tướng vừa qua cũng có chỉ đạo cần bảo đảm sự ổn định, phát triển tích cực cho thị trường bất động sản.
“Phân tích trên một số các yếu tố cơ bản theo thông lệ quốc tế ví dụ như sự ổn định về kinh tế vĩ mô, tiêu chuẩn tín dụng, cung – cầu sản phẩm, tình hình đầu tư, đầu cơ và yếu tố tác động bên ngoài…. thì trong thời gian trước mắt chưa có dấu hiệu quá bất bình thường trong thị trường bất động sản”, Bộ trưởng khẳng định.
Nhưng, có 3 yếu tố người đứng đầu ngành xây dựng cảnh báo cần hết sức lưu ý:
Thứ nhất, hiện thị trường đang có sự lệch pha cao trong cung – cầu sản phẩm. Phân khúc căn hộ cao cấp, bất động sản nghỉ dưỡng có sự tăng trưởng nhiều hơn so với nguồn cung sản phẩm nhà ở xã hội, nhà giá rẻ. Nếu chúng ta thực hiện hết các dự án bất động sản đang triển khai thì có khả năng cuối năm 2016 và giữa năm 2017, chúng ta sẽ dư thừa nguồn cung cao cấp.Trong khi đó, nguồn cầu nhà ở xã hội rất nhiều nhưng cung rất ít, hiện có nhu cầu tới 10 triệu m2 nhà ở xã hội nhưng mới đáp ứng được khoảng 3 triệu m2, mà đây mới là phân khúc phục vụ cho đại đa số nhu cầu người dân.
Thứ hai, tốc độ tăng dư nợ tín dụng và khối lượng tín dụng cho thị trường bất động sản vẫn đang ở giới hạn an toàn. Nhưng, phần lớn tín dụng chỉ tập trung vào sản phẩm cao cấp hoặc chỉ tập trung vào một số nhà đầu tư dẫn tới khả năng lớn tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu như chúng ta không kiểm soát tốt các dự án và tình hình tài chính, khả năng thanh khoản, cân đối sản phẩm.
Thứ ba, hiện dư luận có nhiều ý kiến về việc tăng giá sản phẩm do tác động của nhà đầu tư thứ cấp, doanh nghiệp bán hàng, sàn giao dịch, nhân viên môi giới, hiện đã có đầu cơ, nhưng chưa phổ biến. Sự tăng giá vừa qua từ 3-7%, tùy vị trí dự án, nhưng có cục bộ ở đâu đó có sự tăng giá hơn thế rất nhiều, và cũng do ảnh hưởng từ thứ cấp, đơn vị bán hàng…
Bộ trưởng Bộ Xây dựng khuyến cáo các thành viên Hiệp hội bất động sản chú ý kiểm soát chặt chẽ hơn các dự án của mình, bảo đảm cung cầu sản phẩm, tính thanh khoản, hạn chế rủi ro. Đồng thời cần chủ động lường trước việc thắt chặt room tín dụng có thể xảy ra.
-
Haus Private Club - Không gian kết nối tinh hoa toàn cầu giữa lòng Đà Lạt -
FDI tăng cao tạo bệ phóng cho nhà xưởng xây sẵn -
A1 - K-Park Avenue: Biểu tượng sống sang tại trung tâm xứ Thanh -
The An Heritage: Tọa độ “kim cương” ven biển - mặt sông - liền phố cổ tạo sóng đầu tư tại Hội An -
Vinhomes Wonder City: Sức hút đầu tư từ đô thị TOD gắn Metro số 4 phía Tây Hà Nội -
Tây Hà Nội: Cực tăng trưởng nóng của Thủ đô -
BV Land triển khai dự án khu đô thị hơn 4.000 tỷ đồng tại Bắc Ninh
-
1 Cuộc đua thị phần “nóng” hơn khi bỏ room tín dụng
-
2 Thêm dự án bất động sản tại TP.HCM được gỡ vướng
-
3 Hai dự án lớn tại Đà Nẵng chậm đầu tư hạ tầng xã hội
-
4 Quảng Ngãi kiến nghị điều chỉnh hướng tuyến, vị trí nhà ga đường sắt tốc độ cao
-
5 Tiếp tục sửa Luật Đất đai, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp
-
Thực thi ESG chuẩn quốc tế, Meey Group củng cố nội lực và tạo đà tăng trưởng bền vững
-
Bridge Data Centres công bố báo cáo ESG đầu tiên
-
Huawei lần thứ tư liên tiếp được Gartner Peer Insights vinh danh
-
DKSH Việt Nam thúc đẩy đổi mới và tuân thủ trong ngành chăm sóc cá nhân
-
Mùa hè sôi động với ưu đãi hấp dẫn khi mua Omoda C5 và Jaecoo J7 trong tháng 7
-
SeABank tổ chức “Ngày hội đổi rác lấy quà” - Lan tỏa lối sống xanh vì Hà Nội sạch đẹp