-
Cần hơn 20 tỷ đồng để mua nhà gần sân khấu concert "Anh trai vượt ngàn chông gai" -
Tọa độ dòng tiền cuối năm: Biệt thự đô thị vệ tinh hút sóng đầu tư -
Đà Nẵng: Vì sao các dự án nhà ở thương mại triển khai chậm? -
Lương công chức vài trăm năm mới mua được nhà; Hà Nội không còn chung cư bình dân mở bán mới trong năm 2025 -
Hà Nội bãi bỏ 2 quyết định quy định thẩm quyền phê duyệt giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất -
Thị trường địa ốc Đà Nẵng kỳ vọng vào hiệu ứng khu thương mại tự do -
Bình Định chuẩn bị đấu thầu tìm nhà đầu tư nhiều dự án nhà ở xã hội
PGS-TS Vũ Sỹ Cường (Học viện Tài chính) |
Bộ Tài chính đã 2 lần xây dựng Luật Thuế tài sản, với trọng tâm là đánh vào nhà đất, nhưng cuối cùng không được thông qua. Thưa ông, đề xuất xây dựng Luật Thuế nhà đất ở thời điểm này liệu có hợp lý?
Tôi cho rằng, luật thuế mà Bộ Tài chính muốn xây dựng bị “chết” là do tên gọi “thuế tài sản”. Bởi trên thực tế, tài sản của cá nhân đâu phải chỉ có đất đai, mà còn rất nhiều loại tài sản có giá trị khác nữa, của rất nhiều người thậm chí còn lớn hơn cả nhà đất, như kim cương, đá quý, đồng hồ xa xỉ, siêu xe, máy bay, du thuyền, bộ sưu tập cá nhân... Nếu gọi là thuế tài sản thì phải đánh thuế với tất cả tài sản có giá trị, chứ không chỉ đất đai. Vì thế, dự thảo này đã không được chấp nhận ngay từ vòng đầu tiên.
Với việc xây dựng Luật Thuế nhà đất, đối tượng điều chỉnh chỉ là nhà đất. Còn có phù hợp ở thời điểm hiện tại chưa, tôi cho rằng, đã hơi muộn so với nhiều nước trên thế giới. Trong khi ở nhiều nước trên thế giới, thuế nhà đất đem lại 3-4% tổng thu ngân sách nhà nước, thì ở Việt Nam, con số này là 0,13%.
Trong thời gian tới, nguồn thu từ thuế xuất nhập khẩu giảm do thực hiện các hiệp định thương mại tự do, thuế thu nhập doanh nghiệp có thể phải giảm thuế suất để tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân khó có thể tăng thuế suất, nên không ban hành thuế nhà đất, thì ngân sách biết “bấu víu” vào đâu trong khi nhu cầu chi mỗi năm một tăng.
Vấn đề là, trong giai đoạn 2021-2030, thuế nhà đất không có trong danh mục các sắc thuế được xây dựng, thưa ông?
Ngay từ năm 2016, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 07-NQ/TW, trong đó yêu cầu hoàn thiện chính sách thu gắn với cơ cấu lại thu ngân sách nhà nước theo hướng bao quát toàn bộ các nguồn thu, mở rộng cơ sở thu, nhất là các nguồn thu mới, phù hợp với thông lệ quốc tế; khai thác tốt thuế thu từ tài sản. Như vậy, quan điểm xây dựng thuế nhà đất đã có. Đó chính là việc bao quát toàn bộ các nguồn thu, mở rộng cơ sở thu, khai thác tốt thuế thu từ tài sản.
Mới đây (ngày 23/4/2022), Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược Cải cách hệ thống thuế đến năm 2030” và cũng yêu cầu, đối với các loại thuế liên quan đến tài sản (bao gồm cả thuế sử dụng đất nông nghiệp và thuế sử dụng đất phi nông nghiệp), phải tổng kết, đánh giá tổng thể tình hình thực hiện chính sách thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.
Trên cơ sở đó, nghiên cứu hoàn thiện theo hướng tăng mức điều tiết đối với đất và bổ sung thu thuế đối với nhà nhằm khuyến khích sử dụng nhà đất có hiệu quả, góp phần hạn chế đầu cơ nhà đất, đảm bảo động viên nguồn thu hợp lý, ổn định cho ngân sách nhà nước, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam và thông lệ quốc tế.
Nếu sắc thuế này được xây dựng, chắc chắn sẽ bị xã hội phản đối. Ông có nghĩ rằng, “số phận” của thuế đất đai cũng không khác thuế tài sản, tức là bị “chết” ngay khi lấy ý kiến?
Dự thảo Luật Thuế tài sản bị “chết yểu” là do tên gọi và công tác truyền thông chưa tốt, nên người dân hiểu rằng, tất cả mọi người, ai có nhà đất đều phải nộp thuế với mức thuế phải nộp cao gấp nhiều lần thuế sử dụng đất phi nông nghiệp hiện nay.
Cần phải truyền thông cho xã hội hiểu, thuế đánh vào đất đai chỉ điều chỉnh với cá nhân sở hữu nhiều đất đai có giá trị lớn, nhà đất không đưa vào sử dụng, chống hoạt động đầu cơ, lướt sóng, tạo ra thị trường bất động sản giả tạo khiến hàng triệu người có nhu cầu không thể tiếp cận được nhà ở. Như vậy, chỉ một nhóm đối tượng rất nhỏ trong xã hội bị điều chỉnh bởi sắc thuế này.
Cụ thể, sắc thuế nhà đất đánh vào đối tượng nào, thưa ông?
Rất nhiều nước trên thế giới đã có sắc thuế này, nên chắc không phải nghiên cứu lâu. Cách thu rất đơn giản, cá nhân mua tài sản để sử dụng, cho thuê, khai thác, tức là đem lại giá trị cho xã hội, thì thời gian nắm giữ nhà đất càng lâu, thuế suất càng giảm; còn mua xong ít tháng, rồi “sang tay” thì phải chịu mức thuế rất cao. Đất đai mua xong để không, chờ bán kiếm lời thì phải chịu thuế suất lũy tiến.
Đánh thuế lũy tiến với thuế suất tăng dần với nhà đất mua đi, bán lại trong thời gian ngắn và đất đai bỏ hoang là để chống đầu cơ. Thuế đánh dựa vào doanh thu (giá bán) hoặc đánh trên thu nhập nếu nhà đầu cơ/đầu tư chứng minh được chi phí bỏ ra và lợi nhuận thu được.
Với cách đánh thuế này, không nhiều người dám mạo hiểm đầu cơ vào đất đai, mua đi bán lại kiếm lời, đẩy giá đất lên cao không tưởng, khiến hàng triệu người dân muốn an cư mà không thể và khi Nhà nước cần đất để đầu tư hạ tầng kinh tế, xã hội, doanh nghiệp cần đất để thực hiện sản xuất, kinh doanh phải trả tiền giải phóng mặt bằng vô cùng lớn, làm kìm hãm sự phát triển của xã hội. Hiện tại, người dân muốn có mặt bằng để kinh doanh, buôn bán cũng phải trả tiền thuê nhà rất cao do giá nhà đất cao không tưởng và hệ quả là người tiêu dùng phải chịu mua hàng hóa, dịch vụ với giá cao hơn rất nhiều giá trị thực.
Thưa ông, trên lý thuyết thì dễ, còn với thị trường bất động sản ở Việt Nam thì không hẳn vậy?
Hầu hết các nước trên thế giới đã có thuế đất đai, người ta đã thực hiện từ lâu, vậy tại sao Việt Nam không làm được, trong khi công nghệ thông tin hiện tại đã quản lý gần như được mọi thứ. Việt Nam đã hoàn thành việc cấp căn cước công dân điện tử. Tất cả giao dịch dân sự, đặc biệt là giao dịch nhà đất, cả bên mua và bên bán, bên thuê lẫn bên đi thuê đều phải sử dụng căn cước công dân, thì không có lý do gì cơ quan có thẩm quyền không nắm được, vì Việt Nam tích hợp thông tin cá nhân cơ bản vào căn cước.
Nhà đất là tài sản được pháp luật bảo vệ, nên mọi giao dịch, kể cả hoạt động thuê - cho thuê nhà, đều phải được cấp có thẩm quyền xác nhận. Khi công dân giao dịch, cấp có thẩm quyền chỉ cần quét mã căn cước là hoàn toàn biết được nhà đất đã mua bán trong bao lâu, giá cả bao nhiêu, đất đai đã được xây dựng chưa, có đưa vào khai thác không..., từ đó áp vào mức thuế suất phù hợp theo nguyên tắc đầu cơ sẽ chịu thuế cao.
Đất đai là tài nguyên của quốc gia, cần phải đưa vào khai thác hiệu quả nhất. Luật Thuế đất đai sẽ giảm thiểu chung cư “tối đèn”, biệt thự xây thô “rêu phong cùng tuế nguyệt”, đất đai giải phóng mặt bằng xong để cho người dân chăn thả gia súc. Luật này sẽ góp phần giảm giá nhà đất, tạo nguồn cung cho thị trường, giúp hàng triệu người thực hiện được ước mơ “an cư”. Với ngân sách nhà nước, Luật Thuế đất đai vô cùng quan trọng, sẽ trở thành một trong những sắc thuế đem lại nguồn thu lớn nhất cho ngân sách nhà nước, như nhiều nước khác trên thế giới.
-
Nhà phố thương mại Hồng Bàng Midtown - Chinh phục bộ tứ giá trị bất động sản đỉnh cao -
Tòa Tháp đôi The Terra thuộc về New Goldsun với tên mới Luxora -
Bình Thuận điều chỉnh quyết định cho thuê đất Tổ hợp du lịch Thung Lũng Đại Dương -
Hơn 7.000 căn hộ chung cư, officetel của Novaland tại TP.HCM sẽ được cấp sổ hồng -
Sun City được chấp thuận đầu tư dự án bất động sản 10.540 tỷ đồng tại TP.Thủ Đức -
Bảo chứng cho cuộc sống đẳng cấp và đầu tư bền vững tại Móng Cái -
Giải mã bí quyết giúp Vincom Retail giữ vững vị thế đối tác cho thuê số 1 thị trường
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung
- Chuyển tiền Kiều hối Ria về Việt Nam tại Agribank - phí 0 đồng
- BIDV nhận 3 giải thưởng quốc tế về trải nghiệm khách hàng
- Land Rover Việt Nam ra mắt Range Rover Velar mới
- GEIMS Việt Nam 2024 - Điểm hẹn của các doanh nghiệp “Đầu tàu” ngành sản xuất diện tử