-
Cận cảnh tâm điểm phồn hoa sôi động bậc nhất thành phố trẻ Đông Hà -
Vì sao Expert Homes là lựa chọn đầu tư an toàn trong thời kỳ biến động? -
Nhà phố thương mại Hồng Bàng Midtown - Chinh phục bộ tứ giá trị bất động sản đỉnh cao -
Những thương hiệu phía sau thành công của dự án Vaquarius -
Tòa Tháp đôi The Terra thuộc về New Goldsun với tên mới Luxora -
Bình Thuận điều chỉnh quyết định cho thuê đất Tổ hợp du lịch Thung Lũng Đại Dương -
Hơn 7.000 căn hộ chung cư, officetel của Novaland tại TP.HCM sẽ được cấp sổ hồng
Thông tin chính thức mới đây, liên quan tới kế hoạch mời gọi đầu tư phát triển Khu đô thị Tây Bắc, UBND TP.HCM đã giao Sở Kế hoạch và Đầu tư rà soát các dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư nhưng chưa triển khai thực hiện, trong đó có Dự án BVIUT của Công ty TNHH một thành viên Đô thị Đại học Quốc tế Berjaya.
Hai hướng xử lý được UBND TP.HCM đề cập, một là đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để các nhà đầu tư tiếp tục triển khai dự án, hai là thu hồi giấy chứng nhận đầu tư nếu dự án không đủ điều kiện tiếp tục triển khai. Như vậy, nguy cơ thu hồi Dự án BVIUT đang treo lơ lửng trên đầu Berjaya Việt Nam. Tuy nhiên, nếu có thu hồi dự án này, thì cũng không phải là chuyện lạ, bởi lẽ được cấp chứng nhận đầu tư từ tháng 7/2008, nhưng cho tới nay, dự án này vẫn chưa được triển khai.
Được cấp chứng nhận đầu tư vào tháng 2/2008, nhưng hình hài của một trung tâm tài chính bề thế BVFC vẫn ở trên giấy. |
Theo kế hoạch, Berjaya sẽ xây dựng Dự án trên diện tích 925 ha (thuộc xã Tân Thới Nhì, huyện Hóc Môn, cách trung tâm TP.HCM khoảng 19 km), với tổng vốn đầu tư lên tới 3,5 tỷ USD. Là một phần của Khu đô thị Tây Bắc (TP.HCM), BVIUT dự kiến được phát triển thành một khu đô thị hội nhập, với 4 chủ đề là làm việc, tri thức, phong cách sống và vui chơi, giải trí. Khoảng 100 ha trong tổng thể Dự án dự kiến được chủ đầu tư phát triển thành một trung tâm đào tạo đại học hiện đại bậc nhất Đông Nam Á. Trong đó, ngoài các trường đại học, Khu đô thị sẽ cung cấp thêm 20 trường ở các bậc học từ mẫu giáo, tiểu học đến trung học phổ thông…
Nhưng mộng thì lớn mà thực tế, dự án này cho tới nay vẫn chưa được triển khai. Nói đúng hơn, sau gần 10 năm, khu vực dự án vẫn là những cánh đồng bỏ hoang, những ngôi nhà tạm bợ chưa di dời của người dân… Dân bức xúc, chính quyền sốt ruột nhưng Berjaya thì vẫn “bình chân như vại”.
Thực ra, không khó để lý giải cho sự chây ỳ này của chủ đầu tư. Đó là vì Dự án được cấp chứng nhận đầu tư vào thời điểm thị trường bất động sản Việt Nam bắt đầu xuống dốc, không chỉ dự án của Berjaya, mà còn nhiều dự án bất động sản khác cũng bất động. Chính đại diện của Berjaya Việt Nam, khi trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư Online - Baodautu.vn trước đây cũng đã thừa nhận rằng, khủng hoảng kéo dài của thị trường bất động sản đã vượt ngoài dự liệu của nhiều doanh nghiệp, chứ không riêng gì Berjaya.
Có mặt tại thị trường Việt Nam từ năm 2006, đến tháng 2/2007, Berjaya chính thức có dự án đầu tư đầu tiên ở Việt Nam và cho tới nay, đã đăng ký đầu tư tới 9,98 tỷ USD tại Việt Nam. Những dự án mà Berjaya tham gia đầu tư có thể kể tới như Khu đô thị mới Thạch Bàn (Hà Nội), các khách sạn InterContinental Ha Noi Westlake, Sheraton Hà Nội, Berjaya Long Beach Resort tại Phú Quốc...
Đặc biệt, trên website của Công ty, Berjaya đã rất tự hào khi nhắc tới ba dự án “có tầm nhìn”, mà nhờ vậy, Bejaya đã “trở thành nhà đầu tư có uy tín và vượt qua hàng trăm đối thủ cạnh tranh ra đời trong nước”. Đó là các dự án BVIUT, BVFC và Dự án Trung tâm Thành phố mới Nhơn Trạch (Đồng Nai). Cho tới nay, những dòng giới thiệu về “Hành trình 10 năm” ở Việt Nam của Berjaya vẫn cứ tồn tại, trong khi thực tế, chẳng biết tầm nhìn ở đâu, chỉ biết cả 3 dự án này cho tới thời điểm này có thể coi là thất bại.
Thậm chí, Dự án Thành phố mới Nhơn Trạch cách đây 3 năm đã bị Đồng Nai thu hồi giấy chứng nhận đầu tư, cho dù khi được cấp phép cũng đã lên những kế hoạch rất hoành tráng, với tổng vốn đầu tư lên tới 2 tỷ USD.
Trong khi đó, Dự án BVFC cũng chẳng khác là bao so với Dự án BVIUT. BVFC được cấp chứng nhận đầu tư vào tháng 2/2008, tức là trước Dự án BVIUT 5 tháng, với tổng vốn đầu tư 930 triệu USD. BVFC, theo kế hoạch, sẽ được xây dựng thành 3 cao ốc với độ cao 48 tầng, một được sử dụng làm văn phòng làm việc, khu dịch vụ mua sắm đạt chuẩn quốc tế; một làm khách sạn quốc tế 5 sao, và một làm khu phòng dịch vụ cao cấp. Được phát triển trên diện tích 6,64 ha, Dự án dự kiến được xây dựng và hoàn thành trong giai đoạn 2010 - 2013.
Tuy nhiên, cho tới nay, chả thấy đâu hình hài của một trung tâm tài chính hiện đại, bề thế. Vẫn là những khu đất trống, sử dụng vào các mục đích khác. Thậm chí, năm 2013, Berjaya đã từng phải đề nghị TP.HCM cho phép điều chỉnh quy mô Dự án, trước mắt chỉ triển khai một trung tâm thương mại.
Không phủ nhận Berjaya là một nhà đầu tư bất động sản có uy tín. Tuy nhiên, nhìn vào 3 đại dự án bỏ hoang, thì xem ra hành trình gần 10 năm của tập đoàn này tại Việt Nam không hề suôn sẻ.
Câu chuyện nằm ở chỗ, chính quyền địa phương cũng cần mạnh tay hơn đối với các dự án bỏ hoang kéo dài.
-
Nhà phố thương mại Hồng Bàng Midtown - Chinh phục bộ tứ giá trị bất động sản đỉnh cao -
Tòa Tháp đôi The Terra thuộc về New Goldsun với tên mới Luxora -
Bình Thuận điều chỉnh quyết định cho thuê đất Tổ hợp du lịch Thung Lũng Đại Dương -
Hơn 7.000 căn hộ chung cư, officetel của Novaland tại TP.HCM sẽ được cấp sổ hồng -
Sun City được chấp thuận đầu tư dự án bất động sản 10.540 tỷ đồng tại TP.Thủ Đức -
Bảo chứng cho cuộc sống đẳng cấp và đầu tư bền vững tại Móng Cái -
Giải mã bí quyết giúp Vincom Retail giữ vững vị thế đối tác cho thuê số 1 thị trường
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung
- Chuyển tiền Kiều hối Ria về Việt Nam tại Agribank - phí 0 đồng
- BIDV nhận 3 giải thưởng quốc tế về trải nghiệm khách hàng
- Land Rover Việt Nam ra mắt Range Rover Velar mới
- GEIMS Việt Nam 2024 - Điểm hẹn của các doanh nghiệp “Đầu tàu” ngành sản xuất diện tử