-
Hà Nội bãi bỏ 2 quyết định quy định thẩm quyền phê duyệt giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất -
Thị trường địa ốc Đà Nẵng kỳ vọng vào hiệu ứng khu thương mại tự do -
Bình Định chuẩn bị đấu thầu tìm nhà đầu tư nhiều dự án nhà ở xã hội -
Bất động sản Đông Nam Bộ lên ngôi -
Ninh Thuận có 3 dự án khu đô thị được phê duyệt nhưng chưa có nhà đầu tư -
Huyện Đông Anh, Gia Lâm, Mê Linh sắp có thêm hơn 12.000 căn nhà ở xã hội -
Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Quân: Chưa bao giờ giá nhà ở xã hội rẻ như bây giờ
Tiềm năng của ngành bất động sản tại TP.HCM rất lớn, bởi nguồn cầu tăng cao, trong khi nguồn cung đang bị bó hẹp. |
Bất động sản dẫn đầu về vốn đăng ký
Cuối tháng 5/2019, Công ty CP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (mã: PDR) ký kết thành công thỏa thuận hợp tác với Tập đoàn bất động sản Samty Corporation (Nhật Bản). Theo đó, Samty sẽ đầu tư 22,5 triệu USD vào Phát Đạt, hỗ trợ vốn đầu tư để Phát Đạt triển khai dự án. Sự kiện này đã góp phần xác lập xu hướng các nhà phát triển bất động sản ngoại đổ vốn vào bất động sản Việt Nam qua kênh góp vốn, mua cổ phần.
Ông Yamaguchi Masakazu, Trưởng đại diện tại Việt Nam của Quỹ đầu tư Creed Group (Nhật Bản) cho rằng, nhu cầu mua bất động sản để ở tại Việt Nam đang ở mức cao, đặc biệt là phân khúc nhà ở tầm trung. Đại diện Creed Group cũng rất lạc quan về kinh tế Việt Nam và tin tưởng, trong 30 năm tới, đi cùng sự phát triển kinh tế, nhu cầu nhà ở, du lịch… của người dân sẽ tăng lên mạnh mẽ.
Những con số cụ thể về dòng vốn đổ vào bất động sản TP.HCM vừa được ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM đưa ra tại cuộc họp về tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2019. Cụ thể, 6 tháng qua, TP.HCM có 21.618 doanh nghiệp được cấp phép thành lập mới với tổng vốn đăng ký 342.565 tỷ đồng, trong đó, lĩnh vực bất động sản chỉ chiếm 7% về số lượng doanh nghiệp, nhưng chiếm đến 44% số vốn đăng ký, là ngành dẫn đầu trong hút vốn đăng ký thành lập mới.
Theo lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM, các doanh nghiệp bất động sản thành lập mới đa phần đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực phát triển dự án. Chính vì vậy, số vốn đăng ký rất lớn.
Đối với vốn ngoại, trong 6 tháng qua, TP.HCM thu hút được 3,21 tỷ USD (tăng 20% so với cùng kỳ) và bất động sản cũng là lĩnh vực thu hút vốn ngoại nhiều nhất với 41,8%.
Cũng trong 6 tháng qua, TP.HCM đã chấp thuận cho 2.307 trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp của doanh nghiệp trong nước với vốn góp đăng ký khoảng 2,37 tỷ USD (so với cùng kỳ, tăng 26,3% về số trường hợp và tăng 32,6% về vốn đầu tư).
Vốn nhiều, vẫn khan hiếm dự án
Vì sao dòng vốn đang chảy mạnh vào bất động sản, nhưng số lượng dự án tại TP.HCM lại sụt giảm, nguồn cung khan hiếm? Lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM lý giải: bất động sản là lĩnh vực đặc thù, quá trình từ đăng ký cấp phép, được cấp giấy chứng nhận đầu tư đến triển khai, hoàn thành dự án cần nhiều thời gian. Theo đó, nguồn vốn đổ vào bất động sản TP.HCM có độ trễ nhất định để triển khai thành dự án.
Tuy nhiên, từ thực tế hoạt động kinh doanh, ông Ngô Quang Phúc, Tổng giám đốc Công ty CP Địa ốc Phú Đông Group chỉ ra, nguồn vốn bất động sản đăng ký theo diện doanh nghiệp thành lập mới đến từ nhiều hình thức.
“Một doanh nghiệp có vốn, một doanh nghiệp có quỹ đất, hai bên hợp tác phát triển dự án và thành lập công ty mới để thực hiện. Cũng có trường hợp, doanh nghiệp lớn lập ra công ty con để thuận lợi phát triển dự án mới. Đó là những nguyên nhân tạo ra nguồn vốn rót vào bất động sản TP.HCM và nguồn vốn này đang tăng mạnh. Nhưng hiện nay, do việc cấp phép dự án mới bị siết chặt, nên thị trường bất động sản TP.HCM khan hiếm nguồn cung”, ông Phúc phân tích.
Dự báo về thị trường bất động sản TP.HCM trong những tháng cuối năm, bà Nguyễn Hương, Tổng giám đốc Công ty CP Bất động sản Đại Phúc Land cho rằng, nguồn vốn đổ vào bất động sản sẽ tiếp tục tăng mạnh khi TP.HCM tập trung triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án Xây dựng TP.HCM thành thành phố thông minh giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025 và Đề án Xây dựng Khu đô thị sáng tạo tại phía Đông Thành phố.
“Tiềm năng của ngành bất động sản tại TP.HCM rất lớn, bởi nguồn cầu tăng cao, trong khi nguồn cung đang bị bó hẹp. Dự kiến, cuối năm 2019, TP.HCM sẽ ‘cởi trói’ cho 124 dự án bất động sản đang vướng thủ tục pháp lý, thì nguồn vốn sẽ còn chảy mạnh vào bất động sản”, bà Hương nhận định.
Cơ hội M&A
Đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM cho biết, từ nay đến hết năm 2019, TP.HCM tiếp tục thực hiện sắp xếp đối với 12 doanh nghiệp nhà nước theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; phối hợp với Tòa án Kinh tế TP.HCM đẩy nhanh tiến độ giải quyết các thủ tục đối với 5 doanh nghiệp phá sản.
Đây là cơ hội cho doanh nghiệp bất động sản rót vốn M&A, bởi các doanh nghiệp đang thực hiện sắp xếp và phá sản nói trên là chủ sở hữu của hàng chục quỹ đất “vàng” tại TP.HCM.
-
Quảng Ninh: Hàng nghìn căn nhà ở xã hội đang được đầu tư xây dựng -
Giải mã sức hút của The Aqua - biểu tượng giá trị cuối cùng tại LUMIÈRE Evergreen -
Seaholdings chính thức khai trương nhà điều hành dự án Destino Centro -
Lộ diện tòa căn hộ "hot" nhất phân khu The Miami -
Thanh Hà New City - “Tâm điểm phồn hoa” mới của Thanh Hà, Hải Dương -
Hành trang giúp Ocean City thành công vang dội khi “mang chuông đi đánh xứ người” -
CapitaLand chi 10.800 tỷ đồng phát triển dự án mới tại Gia Lâm
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025