-
Tìm giải pháp phát triển bền vững bất động sản du lịch Phú Quốc
-
Doanh nghiệp bất động sản quan tâm tới thị trường miền Trung
-
Cung - cầu của thị trường bất động sản sẽ duy trì tín hiệu cải thiện trong quý II/2025
-
Bình Dương với cuộc đua giữa các dự án nhà ở tầm trung -
Loạt dự án nhà ở xã hội ra hàng trong quý II -
Lý do khiến dự án hơn 6.000 tỷ đồng tại Bình Định sau gần 20 năm vẫn chưa hoàn thành -
Bất động sản Long An hút nhiều dự án lớn
![]() |
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho rằng nguyên nhân chính của việc vốn đổ bộ vào ngành bất động sản TP.HCM giảm sút là do từ năm 2018, TP.HCM siết cấp phép dự án mới. |
Bất động sản không còn hot
Theo số liệu của UBND TP.HCM, 2 tháng đầu năm 2019, Thành phố thu hút được 1,02 tỷ USD vốn FDI, bằng 94,7% so với cùng kỳ, trong đó, hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ có vốn đầu tư nhiều nhất (22,1%); tiếp theo là hoạt động kinh doanh bất động sản (chiếm 21,1%); công nghiệp chế biến, chế tạo (chiếm 17,2%); bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác (chiếm 13,5%)…
Điều đáng nói là, nguồn vốn của các doanh nghiệp trong nước đổ vào bất động sản cũng giảm sút. Doanh nghiệp thành lập mới ngành bất động sản cùng kỳ năm 2018 chiếm 7,7%, nhưng 2 tháng đầu năm 2019, doanh nghiệp thành lập mới ngành này chiếm 6,6%. Đối với vốn đăng ký mới, năm 2018, ngành bất động sản đứng đầu với trên 30%, thì 2 tháng đầu năm hoạt động kinh doanh bất động sản chỉ chiếm 25,5%.
Xu hướng giảm còn tiếp tục?
Theo giới phân tích, việc dòng vốn đổ vào bất động sản giảm đã được dự báo trước. Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho rằng, từ năm 2018, TP.HCM siết cấp phép dự án mới. Đây là nguyên nhân chính của việc vốn đổ bộ vào ngành bất động sản giảm sút.
Cụ thể, theo ông Châu, năm 2018 có hơn 120 dự án xin cấp phép, nhưng chỉ có 77 dự án được chấp thuận, với 28.316 căn nhà. So với năm 2017, đã giảm 18 dự án với 16.675 căn nhà. Thêm vào đó, Thanh tra Chính phủ và TP.HCM đang tiến hành thanh tra 90 dự án bất động sản liên quan tới quỹ đất định giá chưa đúng với giá trị thực của thị trường. Điều này góp phần làm thị trường địa ốc Thành phố trầm lắng.
Việc quy hoạch, định hình lại thị trường, cũng như vướng mắc về thủ tục hành chính trong cấp phép dự án cũng gây ảnh hưởng không nhỏ. Quyết định 60/2017/QĐ-UBND của UBND TP.HCM quy định diện tích tối thiểu được tách thửa, hay việc dừng cấp phép các dự án có loại hình căn hộ officetel, cũng như ngừng sang nhượng, cấp phép dự án mới đã khiến thị trường bất động sản TP.HCM hạ nhiệt.
“Việc dừng cấp phép sẽ còn kéo dài trong năm 2019, chính vì vậy, dòng vốn đổ vào thị trường này sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới”, ông Châu dự báo.
Bà Nguyễn Hương, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Bất động sản Đại Phúc Land nhận xét, với chính sách hiện nay, thị trường địa ốc sẽ tiếp tục gặp khó trong việc huy động vốn.
“Cơ chế thay đổi quy hoạch trong dự án hiện quá nhiêu khê và chậm. Có dự án từng được TP.HCM cấp phép 10 năm trước, nhưng chủ đầu tư không thực hiện, giờ được một doanh nghiệp khác mua lại. Để phù hợp với nhu cầu thị trường, doanh nghiệp xin thay đổi thiết thế căn hộ, thiết kế dự án. Nhưng để xin thay đổi, thì doanh nghiệp phải làm lại toàn bộ thủ tục mới và mất thời gian trên 1 năm. Điều này khiến doanh nghiệp e ngại”, bà Hương nói.
Theo đại diện Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, việc dòng vốn đổ vào bất động sản giảm sút, sẽ tạo thêm gánh nặng về thu ngân sách cho TP.HCM trong năm 2019, nhất là khi chỉ tiêu mà Trung ương giao cho Thành phố tăng thu thêm 10%.
Các khó khăn của thị trường bất động sản sẽ được giải quyết
Tại cuộc họp tình hình kinh tế - xã hội TP.HCM 2 tháng đầu năm 2019, ông Võ Văn Hoan, Chánh Văn phòng UBND TP.HCM cho biết, năm 2019, các khó khăn của thị trường bất động sản sẽ dần được giải quyết.
Mới đây, UBND TP.HCM thông báo đã có 5 doanh nghiệp nộp hồ sơ đấu thầu phát triển Dự án Khu đô thị bán đảo Bình Quới - Thanh Đa (quận Bình Thạnh) trong năm 2019, hay việc UBND TP.HCM đã ra quyết định chuyển đổi 26.000 ha đất nông nghiệp thành đất phi nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, thương mại, đô thị. Dự kiến nguồn thu ngân sách sẽ có thêm khoảng 1,5 triệu tỷ đồng trong năm 2019.
-
Lễ Kick-off và công bố đối tác dự án Kiều by KITA - Cú bắt tay chiến lược cho một hành trình bứt phá
-
Những dự án bất động sản ở Quảng Nam được phép chuyển nhượng
-
Hải trình kết nối “Journey of Connection” tái hiện Biểu tượng Sống Kết nối Masteri Lakeside đầy cảm hứng
-
Ninh Thuận: Khởi công hạ tầng kỹ thuật Dự án Khu đô thị mới Bờ Sông Dinh
-
Hơn 2.200 khách hàng tham dự Lễ giới thiệu K-Home New City -
Vì sao giới thượng lưu luôn săn tìm siêu phẩm “limited edition”? -
Phú Thị Riverside chính thức ra mắt, khuấy đảo thị trường bất động sản Thủ đô -
Chính thức công bố 2 nhà phân phối độc quyền của Villa Le Corail, A Gran Meliá Hotel -
Trung tâm thương mại Hanoi Centre: Bước tiến mới của ngành bán lẻ Hà Nội -
Kepler Tower HH-02: Độc bản kiến trúc - Độc quyền trải nghiệm sống thượng lưu -
Du khách đến Ocean City ấn tượng mạnh khi tham gia chuỗi hoạt động bùng nổ tại Ngày hội Xanh 2025
-
1 Chính phủ chỉ đạo nóng, yêu cầu tăng cường thanh tra, không để xảy ra đầu cơ, thao túng thị trường vàng
-
2 Đề xuất đầu tư 56.301 tỷ đồng xây tuyến metro Thành phố mới Bình Dương - Suối Tiên
-
3 Vàng vọt lên 120 triệu đồng/lượng, Ngân hàng Nhà nước nói gì?
-
4 Tin vắn Đầu tư Online ngày 18/4
-
5 TP.HCM khởi công đường nối vào cao tốc Long Thành - Dầu Giây ngày 26/4
-
Hướng tới thể chế hiệu quả qua các cơ chế bền vững
-
FTA - Cơ hội và thách thức trong hành trình nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
-
Huawei ra mắt 5 giải pháp thúc đẩy chuyển đổi thông minh trong lĩnh vực hàng không
-
Công bố Top 100 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025
-
Coway giành giải thưởng thiết kế Red Dot Design Award 2025 năm thứ 19 liên tiếp
-
CeMAT Đông Nam Á - Hội chợ chuỗi cung ứng và logistics quay trở lại Singapore