-
Giải mã sức hút shophouse Nghi Sơn Central Park -
Phố đi bộ nơi “tọa độ kim cương” của Phổ Yên chính thức lộ diện -
Hà Tĩnh phê duyệt đồ án quy hoạch 2 khu đô thị mới rộng gần 4.000 ha -
Eaton Park - Dự án căn hộ định hình phong cách sống xuất sắc nhất Việt Nam 2024 -
Bình Thuận chuyển 18.724,4 m2 đất rừng sản xuất làm dự án nghỉ dưỡng -
Nghệ An: Dự án Khu đô thị 1.440 tỷ đồng ven sông Vinh được giao đất triển khai -
Cơ hội mới cho bất động sản nghỉ dưỡng
Một thời hoàng kim
Ông Lê Tiến Hùng, Giám đốc Công ty Bất động sản Sài Gòn Xanh cho biết, năm 2006, khi thị trường bất động sản TP.HCM sôi động, thì khu Đông và khu Tây chỉ nhạt nhòa vài dự án, trong khi khu Nam xuất hiện những siêu dự án của Phú Mỹ Hưng, Sacomreal…
Tới năm 2009, khi thị trường “bong bóng”, hàng loạt dự án bất động sản ở TP.HCM “đắp chiếu”, thì khu Nam vẫn xuất hiện những dự án mới của Novaland, HimLam Land, Phú Mỹ Hưng… Điều đó cho thấy, sức hút của thị trường bất động sản khu Nam là rất lớn.
Một dự án “đắp chiếu” trên đường Nguyễn Thị Thập (quận 7). Ảnh: G.H |
Lý do để thị trường bất động sản khu Nam phát triển ngay cả khi thị trường chung đi xuống xuất phát từ nỗ lực đầu tư kết cấu hạ tầng tại khu vực này. Theo ông Nguyễn Văn Đực, Phó giám đốc Công ty Bất động sản Đất Lành, TP.HCM đã chi hàng ngàn tỷ đồng để xây dựng, nâng cấp dự án hạ tầng trọng điểm của Thành phố tại khu Nam, như đường Nguyễn Văn Linh, cầu Phú Mỹ, đường Nguyễn Hữu Thọ, đường Võ Văn Kiệt…, Nam Sài Gòn trở thành khu vực có tốc độ đô thị hóa nhanh nhất TP.HCM thời điểm đó.
Dù qua được thời điểm thị trường khó khăn nhất, nhưng tới năm 2015, thị trường bất động sản khu vực này bắt đầu ghi nhận sự đi xuống với việc dự án giao thông kết nối quá tải. Sự đi xuống của thị trường khu Nam được cho là do nhiều yếu tố, trong đó có cả vấn đề ô nhiễm môi trường từ khu xử lý rác thải lớn nhất TP.HCM tại huyện Bình Chánh, sự xuất hiện của những điểm ngập mới…
Đặc biệt, từ năm 2015, bất động sản TP.HCM đánh dấu sự phát triển của khu Đông và khu Tây nhờ việc phát triển hạ tầng giao thông. Mặc dù khu Nam tiếp tục được đầu tư các dự án giao thông mới, song cũng không đủ sức kéo thị trường bất động sản tại đây đi lên. Minh chứng là khu vực này không có thêm dự án bất động sản mới nào, ngoài một dự án chung cư thuộc giai đoạn III của Khu đô thị Phú Mỹ Hưng. Trong khi đó, nhiều dự án nổi tiếng một thời phải dừng triển khai như dự án của Phát Đạt, Dự án Mũi Đèn Đỏ tại quận 7 của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, khu nhà ở Phước Kiển của Công ty Quốc Cường Gia Lai…
Kích hoạt phát triển dự án ở khu Nam năm 2018
Trong khi thị trường khu Nam không có gì khởi sắc trong năm 2017, thì nhiều chủ đầu tư bất động sản vẫn quyết tâm vực dậy thị trường khu vực này. Nhiều chủ đầu tư có quỹ đất lớn tại nơi đây cho biết, họ sẽ kích hoạt phát triển dự án ở khu Nam năm 2018.
Công ty cổ phần Đầu tư Nam Long đang làm mọi cách để kích hoạt Dự án Khu đô thị Mizuki Park nằm trên Đại lộ Nguyễn Văn Linh, với quy mô 26 ha tại huyện Bình Chánh. Việc kích hoạt dự án này được cho là mạnh mẽ nhất khu, bởi vừa qua, chủ đầu tư này đã ký kết hợp tác với 2 doanh nghiệp bất động sản Nhật Bản là Hankyu Realty và Nishi Nippon Railroad để triển khai Dự án Mizuki Park.
Tiếp đó là động thái của những doanh nghiệp bất động sản sở hữu quỹ đất lớn trong khu vực này, như Hưng Thịnh Corp. (có quỹ đất xây dựng dự án chung cư với hơn 3.000 căn hộ), HimLam Land (còn quỹ đất tại trục đường Nguyễn Hữu Thọ).
Thêm vào đó là việc Phát Đạt vừa phát đi thông báo đang tích cực trong việc xin pháp lý để tái khởi động dự án River City tại quận 7; Phú Mỹ Hưng thì đang tiếp tục phát triển giai đạn III của Dự án Phú Mỹ Hưng (quận 7)…
Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng, vẫn còn nhiều yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của khu Nam năm 2018. Chẳng hạn, các trục đường kết nối vào khu Nam như đường Nguyễn Tất Thành, Hoàng Diệu, Quốc lộ 50, đường Đồng Văn Cống… đang rất quá tải và chưa được nâng cấp mở rộng. Trong khi đó, theo Trung tâm Chống ngập TP.HCM, khu Nam đang dần thấp hơn các khu vực khác, nên nguy cơ ngập lụt ngày càng đáng ngại hơn. Ngoài ra, ô nhiễm môi trường tại khu xử lý rác thải Đa Phước vẫn chưa xử lý triệt để cũng là một yếu tố làm giảm sức hút đầu tư vào khu vực này.
“Giấc mơ trở lại của khu Nam còn xa vời, vì hạ tầng kết nối quá tải, ngập nước, ô nhiễm… Các yếu tố này đang kéo khu Nam phát triển chậm lại, dù nơi đây được cho là thị trường có nhiều quỹ đất nhất TP.HCM hiện nay”, ông Nguyễn Văn Hậu, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Bất động sản Asian Holding nhận định.
-
Ninh Thuận có 3 dự án khu đô thị được phê duyệt nhưng chưa có nhà đầu tư -
Doanh nghiệp địa ốc phía Nam chạy đua giải phóng hàng tồn kho -
Doanh nghiệp địa ốc tung chiêu hút khách hàng cuối năm -
Huyện Đông Anh, Gia Lâm, Mê Linh sắp có thêm hơn 12.000 căn nhà ở xã hội -
Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Quân: Chưa bao giờ giá nhà ở xã hội rẻ như bây giờ -
Bất động sản Đà Nẵng: Đất nền đi ngang, căn hộ dần hồi phục -
Người dân không dám vay mua nhà, dù lãi suất đã giảm
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025