
-
30 khu đất đắc địa được Đà Nẵng cho thuê ngắn hạn nằm ở đâu?
-
Gần 1.200 chủ sở hữu căn hộ, nhà ở thấp tầng của Novaland được nhận sổ hồng
-
Ra mắt bộ 3 siêu chính sách chào thuê tổ hợp nhà phố thương mại The Center Point
-
Mitsubishi và Vinhomes đồng hành áp dụng "siêu chính sách" miễn lãi 8 năm tại The Zurich 1 -
Tính năng so sánh mới của OneHousing giúp người mua nhà thuận tiện như… mua điện thoại -
Khách thuê ngoại "đổ bộ" thị trường Officetel hạng sang -
Xu hướng chọn không gian sống của giới thượng lưu
![]() |
Các doanh nghiệp bất động sản săn lùng quỹ đất đẹp cho các kế hoạch dài hạn |
Dự báo cho thị trường bất động sản năm 2020, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) nhận định triển vọng phát triển sẽ nghiêng về những doanh nghiệp sở hữu quỹ đất lớn, đầy đủ pháp lý ở những khu vực có tiềm năng phát triển.
Trong suốt năm 2019, giới địa ốc đã chứng kiến “cuộc đua” mở rộng thị trường đầy sôi động nhằm chuẩn bị sẵn sàng để bung hàng trong năm nay.
Các tập đoàn Vingroup, FLC Group, CEO, Novaland… không bỏ lỡ cơ hội để ghi dấu ấn tại Quảng Ninh, Bắc Ninh, Bình Định, Đồng Nai... với đa dạng dự án. Thậm chí các khu vực như Tây Nguyên, Tây Bắc… cũng đón nhận hàng loạt dự án mới.
Trong những địa phương đang được nhắm đến cho kế hoạch dài hạn, Tây Nguyên là cái tên nổi bật nhờ quỹ đất rộng lớn, đủ sức phát triển những dự án quy mô, chất lượng.
Tây Nguyên có diện tích tự nhiên hơn 54.000 km2, đứng thứ 3 trong 6 vùng kinh tế của cả nước. Tính đến năm 2018, số liệu cho thấy mật độ dân số trung bình của vùng đất này chỉ là 108 người/km2, thấp nhất so với các khu vực còn lại như Trung du và miền núi phía Bắc (109 người/km2), Tây Nam Bộ (436 người/km2)…
Tuy sở hữu tài nguyên đất dồi dào nhưng đến nay, Tây Nguyên vẫn chưa tận dụng hết lợi thế để xây dựng những công trình hiện đại đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Chất lượng cơ sở hạ tầng, đô thị của vùng không đồng đều và hiện đang có dấu hiệu quá tải khi tốc độ đô thị hóa cũng như dân số tăng nhanh.
Theo Quy hoạch xây dựng vùng Tây Nguyên đến năm 2030, nhu cầu đất xây dựng đô thị của Tây Nguyên năm 2020 khoảng hơn 23,8 nghìn ha. Đồng thời, năm 2030, toàn Tây Nguyên sẽ có 117 đô thị với 27 đô thị hình thành mới.
Những con số trên cho thấy Tây Nguyên còn dư địa rất lớn để phát triển bất động sản. Và các nhà đầu tư địa ốc đã không bỏ lỡ cơ hội mở rộng thị trường mới bằng những dự án, mang đến luồng gió mới góp phần dần thay đổi diện mạo vùng đất đại ngàn.
Với lợi thế nắm giữ diện tích tự nhiên hơn 15.000 km2, lớn nhất khu vực Tây Nguyên và đứng thứ 2 cả nước, Gia Lai nhanh chóng lọt tầm ngắm của nhiều doanh nghiệp bất động sản… Quỹ đất rộng lớn chưa khai thác là thế mạnh để các nhà đầu tư có thể thực hiện những dự án quy mô trong lĩnh vực hạ tầng đô thị, du lịch, dịch vụ…
Đơn cử như FLC từ cuối năm 2019 đã tiến vào Gia Lai với dự án Tổ hợp khách sạn và nhà phố thương mại FLC Hilltop Gia Lai tọa lạc giữa trung tâm thành phố Pleiku. Bên cạnh đó, FLC cũng đang xúc tiến triển khai nhiều dự án trọng điểm khác tại địa phương. Cộng hưởng cùng tiềm năng về đất đai, sự kiện Pleiku chính thức đạt đô thị loại I vào đầu năm 2020 tạo đà cho Gia Lai định hình dáng vóc một đô thị mới trên đà chuyển mình mạnh mẽ, hứa hẹn nhiều triển vọng phát triển cho giới đầu tư bất động sản.
![]() |
FLC Hilltop Gia Lai |
Cũng ở phía Bắc Tây Nguyên, Kon Tum đang trở thành điểm đến đầu tư đầy hấp dẫn của các doanh nghiệp nhờ chủ trương tích cực tạo quỹ đất sạch của UBND tỉnh và chính sách đầu tư cho hạ tầng đô thị, mở rộng không gian thành phố Kon Tum. Đến nay, Kon Tum đã thu hút nhiều dự án bất động sản cao cấp như Khu đô thị FLC Legacy Kontum, Khu đô thị Mega City Kon Tum, Tổ hợp Trung tâm thương mại - Shophouse Vincom Kon Tum…
Không chỉ có quỹ đất đầy tiềm năng như các địa phương kể trên, Đắk Lắk còn lọt vào “mắt xanh” của nhà đầu tư nhờ tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ bậc nhất Tây Nguyên. Hiện TNG Holdings Vietnam đang tập trung vào các lĩnh vực phát triển du lịch, nhà ở đô thị, khu dân cư, khu đô thị mới… tại đây có tổng giá trị đầu tư khoảng hơn 1.700 tỷ đồng. Vingroup cũng có kế hoạch xây dựng tổ hợp dịch vụ và trung tâm thương mại – khách sạn, shophouse với tổng vốn dự kiến 2.500 tỷ đồng.
Nhiều chuyên gia kinh tế đã nhận định với tốc độ tăng trưởng kinh tế tích cực của Tây Nguyên những năm gần đây, thị trường bất động sản phố núi sẽ còn phát triển hơn nữa. Tuy nhiên, các chủ đầu tư cần chú ý cần quy hoạch bài bản, đồng bộ và có tầm nhìn dài hạn để các dự án khớp nối được quy hoạch hạ tầng của tỉnh và phát triển lâu dài.
-
Bất động sản phía Nam: Tỷ lệ tiêu thụ thấp nhưng giá vẫn tăng -
Huyện Mê Linh thu về 122,6 tỷ đồng chỉ sau một phiên đấu giá đất -
Giải phóng nguồn lực đất đai, tạo cú hích lớn cho thị trường bất động sản -
Hà Nội: Chung cư mới tiếp tục tăng giá, chung cư cũ dần chững lại -
Chuyên gia CBRE: Cẩn trọng khi đầu tư bất động sản “đón đầu” quy hoạch -
Đất đấu giá huyện Ứng Hòa “đắt khách”, giá trúng cao nhất 52,9 triệu đồng/m2 -
Bất động sản quý II/2025: Sẵn sàng cho cú huých nguồn cung
-
1 Tăng vốn 5.000 tỷ đồng cho Ngân hàng Hợp tác xã: Không thuộc thẩm quyền Quốc hội, chưa rõ nguồn bố trí
-
2 Đừng để người ở biệt thự “tranh suất” mua nhà ở xã hội với người nghèo
-
3 Tiền gửi bị hút khỏi ngân hàng, sức ép lãi suất lại tăng
-
4 Áp thuế thu nhập chuyển nhượng bất động sản theo thời gian nắm giữ để tránh “lướt sóng”
-
5 Cơ hội “độc nhất vô nhị” của Việt Nam trong thu hút vốn FDI
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang
-
Yutong Bus công bố cột mốc quan trọng cho sáng kiến "Rừng Net Zero"
-
Himel tổ chức Hội nghị Nhà phân phối toàn cầu 2025 tại Bangkok
-
Chinesia ra mắt các lớp học tiếng Trung trực tuyến và 1 kèm 1 trên toàn cầu
-
ChangAn giới thiệu chiến lược ba mũi nhọn hướng tới di chuyển thông minh, bền vững trên toàn cầu