
-
Dự án Khu du lịch khách sạn và giải trí phức hợp Khánh Hải vẫn chờ điều chỉnh
-
Tìm kiếm giải pháp cho nhà ở thương mại vừa túi tiền
-
Nguồn cung bất động sản Đà Nẵng dự báo sẽ tăng mạnh
-
Nhà đầu tư bất động sản thay đổi chiến lược xuống tiền -
TP.HCM dự kiến chi 258 tỷ đồng hỗ trợ chủ đầu tư cải tạo chung cư cũ -
Trình Chính phủ Nghị định về phát triển đô thị thông minh trước ngày 15/8/2025 -
Bất động sản và cuộc chơi mới mang tên “bãi giữ xe định danh”
“Hút” khoảng 2,5 tỷ USD từ kiều hối
“Em có quen chủ đầu tư nào cần vốn đầu tư để làm Dự án bất động sản không, hoặc Dự án nào có tiềm năng sinh lợi, bán lại hoặc cho thuê tốt. Một nhóm Việt kiều đang có khoảng 10 triệu USD muốn cho vay, lãi suất ngang hoặc cao hơn 1% lãi suất huy động của ngân hàng, còn nếu đầu tư thì phải vị trí đẹp, xây nhanh, chủ đầu tư uy tín”, một anh bạn làm cho một quỹ đầu tư bất động sản gọi điện hỏi tôi ngay sau kỳ nghỉ Tết Mậu Tuất 2018.
![]() |
Theo Savills Việt Nam, tỷ lệ kiều hối đổ vào bất động sản vào khoảng 21-22%, chỉ đứng sau lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. |
Cũng trong dịp Tết Mậu Tuất, Savills Việt Nam đã nhận được hàng trăm yêu cầu muốn tìm hiểu mua nhà của nhiều kiều bào từ Mỹ, Canada, Australia và các nước châu Âu. Loại hình bất động sản ưa thích là các loại căn hộ trung cao cấp, 1-2 phòng ngủ. Xu hướng chung, theo Savills Việt Nam, kiều bào mua nhà ở Việt Nam làm tài sản tích lũy, của để dành hoặc đầu tư cho thuê lại.
Thị trường bất động sản năm 2018 đang dồi dào nguồn cung, hàng tồn kho từ năm 2017, vừa đón nhận một tin vui về nguồn vốn. Theo đó, Ngân hàng Thế giới (WB) vừa đưa ra con số thống kê năm 2017, kiều hối chuyển về Việt Nam đạt khoảng 13,8 tỷ USD, tăng 16% so với năm 2016 và là mức cao nhất trong 5 năm trở lại đây.
Còn báo cáo mới nhất của Savills Việt Nam, riêng lượng kiều hối về TP.HCM đạt khoảng 5,2 tỷ USD trong năm 2017, tăng 4,5% so với năm 2016. Xét về bản chất, kiều hối có thể được xem như nguồn vốn một chiều với nhiều lợi thế đầu tư tự do, trong khi xét về quy mô, kiều hối hoàn toàn được kỳ vọng lớn tương đương FDI và FII nhờ vào số lượng xấp xỉ 4,5 triệu kiều bào.
Sở dĩ nói đây là tin vui, bởi theo Savills Việt Nam, tỷ lệ kiều hối đổ vào bất động sản vào khoảng 21-22%, chỉ đứng sau lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Như vậy, với sự ổn định của dòng tiền này trong những năm qua vào khoảng 11-13 tỷ USD, thì mỗi năm, bất động sản hút dòng tiền này vào khoảng 2,5 tỷ USD.
Vì sao lại là bất động sản?
Trước thời điểm tháng 12/2015, người dân thường gửi USD vào ngân hàng chờ giá cao để bán ra. Nhưng từ tháng 12/2015 đến nay, Ngân hàng Nhà nước quy định lãi suất tiết kiệm ngoại tệ bằng 0%, tỷ giá ổn định thì người dân có xu hướng chuyển đổi USD lấy VND có lợi hơn. Nguồn kiều hối đã “chuyển hướng” như góp vốn sản xuất - kinh doanh, mua bất động sản, mua chứng khoán, vàng...
“Trong bối cảnh chứng khoán thất thường, vừa “vượt dốc” 1.000 điểm sau nhiều năm thì ngay lập tức “bốc hơi” hơn 15 tỷ USD sau 2 phiên giao dịch, cho thấy sự bất ổn, thất thường. Đầu tư vào vàng thì cả năm sinh lời chỉ khoảng 1%, chỉ nên coi là khoản tiết kiệm. Lãi suất tiền gửi cũng thấp. Trong khi đó, bất động sản luôn có độ tăng trưởng khá cao, lợi nhuận lớn, nên tôi chọn gửi tiền đầu tư vào bất động sản”, anh David Trần, Việt kiều Mỹ cho biết sau khi về quê ăn Tết Mậu Tuất và chọn mua căn hộ tại TP.HCM.
Yếu tố thị trường tiềm năng và lợi nhuận cao được coi là điểm hấp dẫn để luồng kiều hối đổ vào. Theo Savills, lợi nhuận cho thuê của Việt Nam đang ở mức khá hấp dẫn, từ 6 - 8%, cao hơn cả các thị trường phát triển như Australia hay Mỹ.
Bà Sunny Hoàng Hà, Phó giám đốc bộ phận Kinh doanh quốc tế của Savills TP.HCM nhận định, trong năm 2018, cơ hội và điều kiện sở hữu nhà tại Việt Nam của nhiều Việt kiều được đánh giá khả quan, dưới tác động của nhiều yếu tố từ kinh tế đến xã hội. Theo đó, khung pháp lý được nới rộng đang tạo thêm nhiều ưu thế lẫn niềm tin đầu tư vào bất động sản. Cùng với đó, thị trường bất động sản Việt Nam đang sở hữu nhiều yếu tố thuận lợi cho khách hàng, đơn cử như sự đa dạng từ các sản phẩm cũng như những ưu đãi về giá cả, chương trình chăm sóc khách hàng hợp lý từ các chủ đầu tư trong bối cảnh cạnh tranh.
“Bên cạnh sự lựa chọn phong phú, yếu tố kinh tế vĩ mô tăng trưởng, tình hình an ninh được đảm bảo phần nào đóng góp vào quyết định đầu tư. Thêm vào đó, từ khi Nhà nước mở rộng chính sách cho Việt kiều mua nhà ở tại Việt Nam, tỷ lệ Việt kiều sở hữu nhà ở trong nước ngày càng tăng cao”, bà Hà nhận xét.
-
Hà Nội: Nguồn cung nhà ở xã hội đổ dồn về khu vực phía Bắc -
Gia Lai phê duyệt 2 dự án nhà ở, dịch vụ du lịch hơn 11.600 tỷ đồng -
Căn hộ cao cấp Pearl Residence khơi mạch sống sang giữa sóng vàng biển ngọc -
Đâu là dự án hấp dẫn nhất tháng 8/2025 tại phường Dĩ An, TP.HCM -
3,1 tỷ đồng, căn hộ hơn 68m2 ngay tại Linh Xuân đạt đỉnh hấp thụ -
Elysian - dấu ấn tiếp theo của Gamuda Land trên bản đồ bất động sản xanh -
The Ninety Complex - tọa độ vàng đón đầu quy hoạch giao thông mới
-
1 Nhà đầu tư bất động sản thay đổi chiến lược xuống tiền
-
2 Ngân hàng tăng tốc bơm vốn, lãi suất huy động chịu sức ép
-
3 Dự án PPP cao tốc Nam Định - Thái Bình: Cần cơ chế đặc thù gỡ khó bảo lãnh hợp đồng
-
4 TP.HCM nghiên cứu làm tuyến đường sắt Dĩ An - Bàu Bàng vốn đầu tư 64.148 tỷ đồng
-
5 Yêu cầu mới về sự phát triển vượt bậc của thị trường chứng khoán
-
Vinamilk: Tri ân thế hệ đi trước là cách chăm sóc thế hệ mai sau
-
Hinode Supermarket gửi thư mời hợp tác cung ứng ngành hàng
-
Máy đo chuyên dụng - Đơn vị phân phối kìm bấm cos thủy lực uy tín
-
Envision Energy ký hợp đồng triển khai hai dự án lưu trữ năng lượng 100 MWh cho Field tại Scotland
-
Symlife - Giải pháp đầu tư kép an cư và sinh lời
-
“Ký ức những huyền thoại” - Giai điệu tri ân từ trái tim Tổ quốc