Bất động sản công nghiệp thăng hoa, nhìn từ chuyện của An Phát Complex
Thành Nguyễn - 19/06/2019 14:13
 
Bất động sản khu công nghiệp đang đứng trước cơ hội cất cánh, vươn lên trở thành lĩnh vực mũi nhọn tại nhiều địa phương, với nhiều doanh nghiệp.

Thiên thời - Địa lợi

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến 20/5/2019 tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài là 16,74 tỷ USD, tăng 69,1% so với cùng kỳ năm 2018. Đạt kỷ lục về giá trị vốn đầu tư đăng ký của 5 tháng trong vòng 4 năm trở lại đây.

Theo lĩnh vực, vốn đầu tư tập trung nhiều nhất vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với tổng số vốn đạt 12 tỷ USD, chiếm 71,8% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 1,138 tỷ USD, chiếm 8,2% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Vốn ngoại đổ mạnh vào lĩnh vực công nghiệp, chế tạo và bất động sản (trong đó có bất động sản công nghiệp) đang tạo sự hưng phấn với các thành viên thị trường.

Ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương cho rằng, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khiến các công ty nước ngoài và Trung Quốc đẩy mạnh việc đảm bảo năng lực sản xuất ở Đông Nam Á là một cơ hội thuận lợi cho Việt Nam. Nước ta có nhiều lợi thế trong cuộc cạnh tranh để trở thành điểm đến của các tập đoàn lớn như chi phí lao động thấp so với hầu hết các nước trong khu vực, giá đất công nghiệp của Việt Nam thấp so với nhiều thành phố lớn của các nước.

Trên nhiều bình diện, cả điều kiện bên ngoài và bên trong đều đang rất thuận lợi cho bất động sản công nghiệp phát triển mạnh mẽ. Ông Alex Crane, Tổng Giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam cho rằng, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung là “cơn bão hoàn hảo”, và nó đang tạo ra một lượng lớn vốn đầu tư tiềm năng đổ vào Việt Nam.

Cùng với đó, nhiều địa phương, doanh nghiệp đều có sự chuẩn bị rất chu đáo để đón làn sóng đầu tư. Hải Dương là một ví dụ. Đến nay, Hải Dương đã có 18 Khu công nghiệp nằm trong quy hoạch đã được phê duyệt, trong đó có 10 Khu công nghiệp được thành lập và đang hoạt động sản xuất kinh doanh. Các Khu công nghiệp đã thu hút được trên 245 dự án với tổng vốn đầu tư 4,3 tỷ USD, góp phần giải quyết việc làm cho hơn 80.000 lao động.

Ông Đinh Xuân Cường, Tổng Giám đốc Tập đoàn An Phát, chủ đầu tư Khu công nghiệp An Phát Complex tại TP. Hải Dương cho biết doanh nghiệp này đang tham gia mạnh mẽ vào sân chơi đầy tiềm năng này.

Khu công nghiệp An Phát Complex và câu chuyện bàn tay Midas

Với tiềm lực tài chính mạnh mẽ, qua bàn tay chủ đầu tư An Phát, khu đất bị bỏ hoang hàng chục năm như được Midas chạm vào, trở thành một khu công nghiệp khang trang, hiện đại mang tên An Phát Complex (APC). Điều đáng nói, dự án trước đó được liệt vào dạng “chết lâm sàng”, nằm đắp chiếu cả một thập kỷ giữa thành phố Hải Dương.

Toàn cảnh tư Khu công nghiệp An Phát Complex tại TP. Hải Dương
Toàn cảnh tư Khu công nghiệp An Phát Complex tại TP. Hải Dương

Mát tay hồi sinh dự án, APC hiện đang được nhiều nhà đầu tư lựa chọn làm bạn đồng hành, theo đúng nghĩa vùng đất lành cho doanh nghiệp phát triển. Leo Paper Group - Tập đoàn hàng đầu của Hồng Kông chuyên sản xuất giấy trước đây đã thuê 3 nhà xưởng với diện tích 50.000 m2 vừa quyết định thuê thêm 3 block nâng tổng diện tích thuê lên 85.000 m2. APC dự kiến trong 3 năm thu về doanh thu đối với 6 nhà xưởng này là 250 tỷ đồng.

Một khách hàng khác cũng đến từ Hồng Kông đã thuê nhà xưởng rộng 11.000 m2.

Nhà kho tại Khu công nghiệp An Phát Complex
Nhà kho tại Khu công nghiệp An Phát Complex

APC hiện đang trong quá trình đàm phán với khách hàng đến từ Đài Loan, nếu thương vụ thành công, khách hàng sẽ thuê dự kiến 10 block nhà xưởng. Tỷ lệ lấp đầy hiện nay là 55 - 60% diện tích Khu công nghiệp, dự kiến cuối năm 2019, tỷ lệ lấp đầy từ 75 - 80% diện tích.

Thành tích của APC đã đóng góp đáng kể vào mức lợi nhuận khởi sắc của CTCP Nhựa An Phát Xanh (mã AAA - Sàn HoSE; đơn vị thành viên của Tập đoàn An Phát) trong quí II, dự kiến là 180 tỷ đồng, gấp gần 4 lần so với cùng kỳ 2018.

Lý giải cho sự lột xác nhanh chóng này, ông Phạm Văn Tuấn, Tổng Giám đốc APC cho biết, để thu hút nhà đầu tư, APC có những khác biệt trong định hướng và chiến lược với mục tiêu tạo thành một chu trình và hệ sinh thái khép kín ngay tại Khu công nghiệp.

“Điểm khác biệt lớn nhất là chúng tôi không xác định lấy việc bán đất làm mục tiêu chính, mà tập trung vào phát triển các dịch vụ đi kèm. Tại các dự án, chúng tôi cùng với đội ngũ chuyên gia tư vấn cung cấp hàng loạt giải pháp cho doanh nghiệp như các vấn đề về tài chính, nguồn nhân lực, hỗ trợ về công nghiệp phụ trợ, thủ tục hành chính, đăng ký kinh doanh, hải quan và thậm chí có cả dịch vụ logistics”, ông Tuấn nhấn mạnh.

Có thể thấy, khách của APC hiện tại chủ yếu là các công ty, tập đoàn nước ngoài, vốn nổi tiếng khó tính và yêu cầu cao trong việc lựa chọn đối tác. Điều này chứng tỏ tổng thể dịch vụ khả quan của APC

Sản xuất tại Khu công nghiệp An Phát Complex
Sản xuất tại Khu công nghiệp An Phát Complex

Nói về kế hoạch của APC trong ít nhất 2 năm tới, ông Tuấn cho biết sẽ quy hoạch thành một tổ hợp công nghệ cao, là nơi tập trung cơ sở sản xuất kỹ thuật cao, R&D của An Phát và là điểm đến của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Hiện tại, An Phát đang có các công ty thành viên sau tại APC: An Trung - sản xuất nhựa kỹ thuật, An Cường - sản xuất nhựa nội thất, An Vinh - sản xuất bao bì công nghiệp.

Thành công với APC dường như đang là tiền đề để An Phát tự tin hơn với những kế hoạch phát triển khu công nghiệp trong tương lai gần. Hiện An Phát đã được chấp thuận khai thác Khu công nghiệp Quốc Tuấn – An Bình (huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương), dự án có tổng quy mô lên tới hàng trăm héc-ta. Giai đoạn đầu tiên, vào cuối năm 2020, An Phát dự tính sẽ khai thác 180 ha. Đây cũng là một khu công nghiệp có vị trí tốt, kết nối thuận lợi với các tỉnh Thái Bình, Hà Nội, Hải Phòng thông qua hệ thống đường thủy sông Kinh thầy, đường sắt và đường bộ.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Bất động sản