Xi măng Sông Lam muốn có thêm nguồn nguyên liệu đá vôi phục vụ sản xuất
Thế Hải - 19/09/2018 10:04
 
Công ty cổ phần Xi măng Sông Lam mong muốn được bổ sung thêm nguồn nguyên liệu đá vôi tại huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất của Nhà máy với 2 dây chuyền, công suất 4 triệu tấn.
Công ty CP xi măng Sông Lam đang gặp nhiều  khó khăn trong việc khai thác nguyên liệu cho nhà máy hoạt động, từ đó ảnh hưởng đến doanh thu, sản lượng của nhà máy.
Công ty cổ phần Xi măng Sông Lam đang gặp nhiều khó khăn trong việc khai thác nguyên liệu cho nhà máy hoạt động, từ đó ảnh hưởng đến doanh thu, sản lượng của nhà máy

Tại cuộc họp giữa Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An và các nhà đầu tư trọng điểm tại Nghệ An mới đây, đại diện Công ty cổ phần Xi măng Sông Lam cho biết mong được bổ sung nguồn nguyên liệu đá vôi tại huyện Tân Kỳ.

Nhà máy xi măng Sông Lam (xã Bài Sơn, huyện Đô Lương do Tập đoàn The Vissai làm chủ đầu tư đã chính thức  vận hành  2 dây chuyền sản xuất, với công suất đạt trên 12.000 tấn clinker/ngày từ năm 2016. Thời gian đầu tư giai đoạn 1 Nhà máy xi măng Sông Lam chỉ hơn 16 tháng, nhanh nhất trong số các dự án của Vissai.

Do hiện nay chưa giải phóng mặt bằng được kho K41ở Đô Lương nên Công ty cổ phần xi măng Sông Lam đang gặp nhiều  khó khăn trong việc khai thác nguyên liệu cho nhà máy hoạt động, từ đó ảnh hưởng đến doanh thu, sản lượng của nhà máy.

“Chúng tôi mong muốn được địa phương sớm giải phóng mặt bằng Kho K41 để hoạt đọng sản xuất, kinh doanh của Nhà máy được ổn đinh”, lãnh đạo Công ty cổ phần Xi măng Sông Lam cho biết.

Ngoài ra, để đảm bảo cho chủ đầu tư tiến hành đầu tư giai đoạn 2 vào cuối năm 2018, Công ty cổ phần Xi măng Sông Lam kiến nghị Nghệ An sớm thống nhất phương án đền bù giải phóng mặt bằng giai đoạn 2 và chỉ đạo UBND huyện Đô Lương, Yên Thành triển khai giải phóng mặt bằng bàn giao cho chủ đầu tư.

Để đáp ứng nguồn nguyên liệu cho giai đoạn 2, Công ty cổ phần Xi măng Sông Lam cũng kiến nghị bổ sung nguyên liệu đá vôi ở Tân Kỳ cho nhà máy hoạt động ổn định lâu dài, bởi theo đánh giá hiện nay, nguồn đá vôi ở Đô Lương không đủ.

Năm 2017, 2 dây chuyền của Xi măng Sông Lam đã sản xuất được 3,8 triệu tấn sản phẩm, đạt 90% công suất thiết kế, tạo việc làm cho trên 1.200 lao động, thu nhập bình quân đạt 7,2 triệu đồng/người/tháng; nộp thuế cho ngân sách nhà nước trên 563 tỷ đồng. Cùng với các dây chuyền xi măng, Tập đoàn The Vissai đã đầu tư và đưa Trạm nghiền xi măng và cảng Nghi Thiết đã đưa vào hoạt động.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Bất động sản