Tăng sức nóng cho thị trường địa ốc TP.HCM
Vũ Anh - 16/08/2018 08:23
 
Các chính sách mới được xem sẽ tạo tiền đề cho các nhà đầu tư tự tin hơn khi tham gia vào các thị trường mới, phân khúc mới tại Tp.HCM.

“Tuýt coi” dự án trung tâm

Đầu năm 2018, “chính sách vùng” TP.HCM đã khiến giới đầu tư chứng kiến việc nhiều dự án từ trung đến cao cấp ở khu vực vùng ven dồn dập bung hàng.  

Tiếp nối quy hoạch trên và tạo thêm điều kiện cho thị trường vệ tinh trỗi dậy, mới đây, thành phố vừa thông qua Chương trình phát triển nhà giai đoạn 2016 – 2025. Theo đó, sẽ tạm ngưng xây dựng các dự án mới, nhà ở cao tầng tại các quận trung tâm 1 và 3 mà ưu tiên cho các dự án cải tạo, thay thế các chung cư cũ.

Tại quận 2,7,9, Thủ Đức và Bình Tân sẽ tập trung cho những quy hoạch dọc trục giao thông hay hạ tầng kỹ thuật lớn. Các vùng còn lại sẽ chỉnh trang, nâng cấp đô thị theo hướng hiện đại, hạn chế xây nhà ở mới, chung cư cao tầng nếu chưa có kế hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật - xã hội tương ứng và phù hợp.

TP.HCM hạn chế xây dựng nhà ở tại quận trung tâm đến năm 2020
TP.HCM hạn chế xây dựng nhà ở tại quận trung tâm đến năm 2020

Nhiều chuyên gia đánh giá, Chương trình phát triển nhà giai đoạn 2016 – 2025 được coi là một trong những giải pháp hiệu quả của thành phố, vừa xử lí được bài toán nhức nhối của đô thị, đẩy mạnh công tác giãn dân dịch chuyển về ngoại ô sinh sống, vừa khuyến khích được bất động sản khu vệ tinh phát triển.

Động thái “tuýt còi” này đồng nghĩa sẽ siết chặt cấp giấy phép cho các dự án mới trong tương lai, giảm bớt đối thủ cạnh tranh, gia tăng lợi thế cho các quy hoạch hiện hữu, đặc biệt là những quần thể đô thị. Và những sản phẩm thuộc phân khúc hạng A sẽ "lọt" vào điểm sáng quy hoạch bởi định hướng phát triển đang “bắt” trúng mục đích của Chương trình khi sở hữu những xu hướng sống mới với cơ sở hạ tầng ổn định.

Ưu thế đang thuộc về ai?

Sự tác động của Chương trình phát triển nhà giai đoạn 2016 – 2025 cùng các chính sách trong thời gian qua, đã khiến thị trường lên cơn nóng lạnh bất chợt, nhiều nhà phát triển bất động sản trong nước gặp khó khăn.

Theo dữ liệu của HoREA, phần lớn nhà đầu tư trong nước chỉ đáp ứng được 30 - 35% nhu cầu vốn của dự án. Vốn không mạnh, hạn chế kinh nghiệm, thiếu tầm nhìn chiến lược nên hầu hết các dự án của họ đều có quy mô khiêm tốn. Sự sàng lọc khắc nghiệt của thị trường khiến ưu thế nghiêng về dự án có quy hoạch bài bản với những nhà đầu tư chuyên nghiệp.

Trong khi giới đầu cơ đang nỗ lực tái cơ cấu, định hình lại sản phẩm phù hợp nhu cầu của khách hàng, thì các nhà đầu tư thứ cấp lại ngày càng tỉnh táo, am hiểu thị trường hơn. Điển hình như chủ đầu tư Gamuda Land đã “bắt đúng mạch” chính sách phát triển của thành phố khi lên chiến lược xây dựng sản phẩm ngay từ đầu.

Dự án Diamond Alnata của Gamuda Land
Dự án Diamond Alnata của Gamuda Land

Có thể nói, Gamuda Land chính là người đã biến vùng đất hoang hóa ở phía Tây trở thành nơi đáng sống nhất nhì thành phố, đặt nền móng cho tiêu chuẩn sống xanh ở khu vực với đô thị xanh dẫn đầu xu thế - Celadon City.

Dự án sở hữu nhiều loại hình căn hộ, từ hiện đại đến cao cấp, nằm trọn vẹn trong hệ sinh thái đa tiện ích, cơ sở vật chất hiện hữu và mở rộng theo thời gian, tạo nên dấu ấn đậm nét cho cả khu vực.

Nổi bật và thu hút hơn cả là mảnh ghép hoàn thiện Celadon City - Diamond Alnata. Phân khu căn hộ cao cấp này vừa được chủ đầu tư tung ra thị trường và nhận được nhiều hiệu ứng tích cực từ phía khách hàng.

Lợi thế quy hoạch đồng bộ, vị trí chiến lược, thiết kế thông minh… là những yếu tố khiến Diamond Alnata đang trở thành “viên kim cương tỏa sáng” giữa lòng đô thị, đáp ứng đúng sự kỳ vọng của cư dân về một sản phẩm hạng sang chính hiệu cũng như phù hợp với chính sách quy hoạch của thành phố cho một dự án bất động sản tương lai.

Rõ ràng, ưu thế đang thuộc về những dự án hiện hữu với quy mô rộng lớn, hạ tầng bài bản và chất lượng sống tốt, tạo nên tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ của những quần thể đô thị trong tương lai tới.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Bất động sản