Những thay đổi bước ngoặt của Luật Nhà ở sửa đổi
- 11/12/2014 11:20
 
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Bộ trưởng Xây dựng có nên "ôm" chức Chủ tịch Quỹ Phát triển nhà ở xã hội
Xây nhà công vụ như lo chỗ ở cho người giàu?
"Mở" cho người nước ngoài mua nhà nhưng phải "quản" được!
  Dự án Gamuda Gardens  
 

Luật nhà ở (sửa đổi) không phân biệt giữa chủ sở hữu nhà ở là công dân Việt Nam ở trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

 

Các nội dung mới được bổ sung bao gồm:

  1. Luật phân biệt rõ ràng giữa phạm vi điều chỉnh của Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản. Luật Nhà ở điều chỉnh các vấn đề sở hữu, phát triển, quản lý, sử dụng nhà ở; giao dịch về nhà ở; quản lý nhà nước về nhà ở tại Việt Nam.
  2. Luật bổ sung các hành vi bị cấm gồm:
  • Phê duyệt dự án đầu tư xây dựng nhà ở không theo quy hoạch xây dựng, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở đã được phê duyệt.
  • Chủ đầu tư dự án nhà ở ủy quyền hoặc giao cho bên tham gia góp vốn, hợp tác đầu tư, liên doanh, liên kết hoặc các tổ chức, cá nhân khác ký hợp đồng mua bán, cho thuê nhà ở.
  • Sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở.
  1. Không có sự phân biệt giữa chủ sở hữu nhà ở là công dân Việt Nam ở trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
  2. Thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở là kể từ thời điểm bên mua, bên thuê mua đã thanh toán đủ tiền mua, tiền thuê mua và đã nhận bàn giao nhà ở, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác; Trường hợp mua bán nhà ở giữa chủ đầu tư dự án với người mua thì thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở là kể từ thời điểm bên mua nhận bàn giao nhà ở hoặc kể từ thời điểm bên mua than toán đủ tiền mua nhà ở cho chủ đầu tư.
  3. Đối tượng được thuê nhà công vụ ở Trung ương là từ cấp Thứ trưởng và tương đương trở lên, ở địa phương là chủ tịch huyện, giám đốc sở và tương đương trở lên, nhà khoa học, sỹ quan, quân nhân, bác sỹ, giáo viên công tác tại khu vực nông thôn. Luật quy định cụ thể về việc cưỡng chế thu hồi nhà công vụ.
  4. Sẽ không còn loại hình nhà ở tái định cư tại các thành phố lớn. Tại nội đô thị loại đặc biệt, đô thị loại 1, loại 2 thì không lập dự án xây dựng nhà ở tái định cư mà bố trí bằng nhà ở thương mại hoặc nhà ở xã hội.
  5. Quy định 1 chương (mới) về nhà ở xã hội.
  6. Quy định 1 chương (mới) về tài chính cho phát triển nhà ở.
  7. Quy định cụ thể về việc lập hồ sơ, lưu trữ và quản lý hồ sơ nhà ở. Thay đổi thời gian bảo hành nhà ở (chung cư bảo hành 60 tháng, nhà ở riêng lẻ bảo hành 24 tháng).
  8. Quy định 1 chương (mới) về quản lý, sử dụng nhà chung cư. Quy định cụ thể phương thức vận hành nhà chung cư.
  9. Luật mới cho phép một số giao dịch nhà ở không cần phải giấy chứng nhận như: mua bán, thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai; mua, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở tái định cư, nhà ở thuộc sở hữu nhà nước…
  10. Luật nhà ở mới quy định đối tượng và hình thức sở hữu nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài gồm:
  • Đối tượng: Tổ chức nước ngoài có giấy chứng nhận đầu tư; cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.
  • Hình thức sở hữu gồm: Mua, thuê mua, nhận tặng, cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại trong dự án xây dựng nhà ở không thuộc khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh.
  1. Quy định 1 chương (mới) về trách nhiệm xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu về nhà ở của cơ quan nhà nước.
  2. Các trường hợp chuyển tiếp: Trường hợp đã phê duyệt dự án thì không phải phê duyệt lại (trừ trường hợp phải điều chỉnh lại dự án do điều chỉnh quy hoạch); Trường hợp đã nhận bàn giao nhà ở từ chủ đầu tư mà chưa nộp hồ sơ cấp giấy chứng nhận thì được chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Bất động sản