Mặt bằng bán lẻ hồi hộp đón những gương mặt mới
- 05/04/2015 07:24
 
 CBRE Việt Nam vừa công bố báo cáo thị trường bất động sản Hà Nội quý I/2015 với những nét chính:  Phần trước: << Văn phòng cho thuê ghi nhận mức cầu trở lại                     << Phân khúc biệt thự, liền kề bớt áp lực

TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Mặt bằng bán lẻ: Cuộc chiến thầm lặng
Những gã khổng lồ trên thị trường mặt bằng bán lẻ
Phân khúc mặt bằng bán lẻ: Áp lực từ nhiều phía
Thị trường bán lẻ
Thị trường bán lẻ Việt Nam có thêm nhiều tên tuổi mới.

Quý I/2015, thị trường bán lẻ Việt Nam tiếp tục sôi động với hàng loạt động thái của các nhà phân phối. Đó là việc Tập đoàn Aeon (Nhật Bản) hợp tác cùng với Fivimart, Citimart để đưa Việt Nam trở thành thị trường bán lẻ quan trọng thứ 2 của Aeon tại Đông Nam Á.

2 “đại gia” bán lẻ đến từ Thái Lan là JBC và Central Group cùng thâm nhập thị trường Việt Nam. BJC lựa chọn FamilyMart với nhận diện thương hiệu mới là B’smart (bao gồm việc mua lại 94 cửa hàng tiện lợi của Familymart và mở mới 300 cửa hàng đến 2018). Central Group thì kết hợp với hệ thống mua sắm Nguyễn Kim với mục tiêu trở thành nhà bán lẻ hangf điện – máy – đồ công nghệ hàng đầu ở Việt Nam.

Về phía doanh nghiệp trong nước, Vingroup sau khi mua lại hệ thống siêu thị Oceanmart và đổi tên thành Vinmart đã mở thêm hệ thống bán lẻ hàng công nghệ - điện máy VinPro với 4 trung tâm tại Vincom Thủ Đức, Vincom Đồng Khởi (TP. Hồ Chí Minh) và VMM Times City, VMM Royal City (Hà Nội); Hiwaysupercenter với nhận diện thương hiệu mới là Sapomart, mở thêm địa điểm mới tại các quận trung tâm Hà Nội...

Trong khi các nhà phân phối có nhiều hoạt động sôi động thì về phía chủ đầu tư các trung tâm thương mại (để cho thuê), quý I/2015 tiếp tục là một khoảng thời gian không dễ dàng.

Về nguồn cung, trong quý I/2015, thị trường ghi nhận một dự án mới, một dự án mở cửa trở lại, và một dự án đóng cửa. Việc cửa hàng lớn nhất của Parkson tại Hà Nội đóng cửa đã làm cho tổng diện tích cho thuê bán lẻ trên toàn thị trường giảm 4,6% so với quý trước, xuống mức 590.960 m2, từ 19 trung tâm thương mại,  2 trung tâm thương mại tổng hợp, và 9 sảnh bán lẻ.

Thị trường bán lẻ
Diễn biến của phân khúc mặt bằng bán lẻ tại Hà Nội. Nguồn: CBRE Việt Nam

Trong quý này, do nhu cầu của người dân tăng cao dịp Tết nên tình hình kinh doanh của thị trường mặt bằng bán lẻ bắt đầu được cải thiện tích cực sau một khoảng thời gian dài khá khó khăn. Lần đầu tiên kể từ quý II/2013, giá chào thuê trung bình trên toàn thị trường đã tăng nhẹ 0,7% so với quý trước, đạt 37,4 USD/m2/tháng.

CBRE cho biết, giá thuê được cải thiện chủ yếu bởi một số ít các dự án ở khu vực ngoài trung tâm, trong khi phần lớn các dự án giữ nguyên mức giá chào thuê so với quý trước. Tỷ lệ trống có diễn biến khá tích cực khi giảm lần đầu tiên sau bốn quý tăng liên tiếp, ở mức 18,6% (giảm 0,7 điểm % so với quý trước). Tuy nhiên, nguồn cung tương lai lớn từ các sảnh bán lẻ ở các dự án căn hộ chung cư ở khu vực ngoài trung tâm trong những năm tới đây sẽ gây áp lực lên cả giá thuê lẫn tỷ lệ trống.

Trong quý này, các nhà bán lẻ cả nội và ngoại đều có những hoạt động tích cực. Vincom Retail mở rộng chuỗi cửa hàng Vinmart+, bao gồm các siêu thị mini và cửa hàng tiện ích, trong khi hai thương hiệu mới là VinPro (cửa hàng đồ điện tử) và VinDS (trung tâm thương mại tổng hợp) cũng được ra mắt trong năm nay. Tập đoàn Aeon (Nhật Bản) và hai tập đoàn đến từ Thái Lan (BJC và Central Group) cũng mở rộng kinh doanh bằng cách hợp tác với các nhà bán lẻ nội. Trước đó, phân khúc mặt bằng bán lẻ tại Hà Nội cũng đã có sự xáo trộn mạnh, với sự xuất hiện của nhiều trung tâm thương mại mới có quy mô lớn như Savico Megamall, LotteMart …

Đại gia bán lẻ Thái Lan “công phá” Việt Nam

(Baodautu.vn) Thông tin Tập đoàn bán lẻ lớn nhất của Thái Lan Central Group sẽ khai trương chuỗi siêu thị Robinsons Department Store ở Hà Nội trong tháng Ba tới thêm một lần nữa khẳng định làn sóng tấn công thị trường Việt Nam của các đại gia Thái Lan.  Chuỗi siêu thị Robinson sắp "tấn công" thị trường Việt Nam TGĐ AeonMall Việt Nam: Tử tế là lợi điểm lớn  AEON Việt Nam khai trương AEON Mall Tân Phú Celadon  Lotte phủ sóng bằng 60 trung tâm thương mại

Việc thị trường xuất hiện thêm nhiều nhà bán lẻ mới sẽ tác động như thế nào đến cân đối cung – cầu chưa có câu trả lời rõ ràng vì trong khi, những Vingroup, Lotte tìm phương án kinh doanh trên chính diện tích mà mình đã đầu tư thì những tập đoàn chuyên phân phối bán lẻ mới xuất hiện như Aeon, Sovico lại tìm kiếm địa điểm đầu tư xây dựng mặt bằng bán lẻ cho hệ thống của mình khiến sự cạnh tranh trong phân khúc này ngày càng đan xen phức tạp.

Một vấn đề đáng lưu ý khác với các chủ đầu tư trung tâm thương mại là: Trong cuộc khảo sát ý kiến người tiêu dùng của CBRE thực hiện tháng 8 năm 2014 với 1.000 người tiêu dùng từ 18 – 64 tuổi tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh được phỏng vấn, 25% số người được hỏi nói rằng họ sẽ đi mua sắm ít hơn tại cửa hàng. 45% - 50% người được hỏi nói rằng họ sẽ mua sắm trực tuyến thường xuyên hơn.

Bất ngờ là, 69% người tham gia trả lời từ 55 – 64 tuổi nghĩ rằng họ sẽ dùng điện thoại thông minh/máy tính bảng để mua sắm thường xuyên hơn, tỷ lệ này thậm chí còn cao hơn của người trẻ tuổi. Mặc dù triển vọng của loại hình trung tâm thương mại truyền thống vẫn sẽ lạc quan, người vận hành trung tâm thương mại cần phải nhận thức được những thách thức của hình thức bán lẻ trực tuyến. Điều này rất quan trọng trong việc quản lý và marketing cho trung tâm thương mại.

Với những sự thay đổi đó của thị trường, CBRE khuyến nghị các nhà bán lẻ cần thay đổi chiến lược để thúc đẩy cả thương mại điện tử lẫn hoạt động kinh doanh ngoại tuyến bằng các hoạt động: Tận dụng nguồn dữ liệu lớn (“big data”); Áp dụng chiến lược “trực tuyến đến ngoại tuyến” (O2O); Xây dựng những ứng dụng đơn giản và hiệu quả cho những khách hàng muốn mua sắm qua điện thoại thông minh/máy tính bảng.

Về triển vọng thị trường thời gian tới, CBRE cho rằng, có một số điểm đáng lưu ý là:

  • Giá thuê sẽ giữ ổn định trong ngắn hạn
  • Các trung tâm thương mại yếu sẽ cần phải tái cơ cấu ngành hàng và thêm các khách thuê chủ chốt. Hình thức chia sẻ doanh thu sẽ trở nên phổ biến hơn.
  • Nguồn cung mặt bằng bán lẻ trong năm 2015 và 2016 là rất lớn; những trung tâm thương mại đó sẽ phải làm việc rất vất vả nếu ho không muốn trì hoãn ngày mở cửa.
  • Những nhà bán lẻ nội sẽ có các động thái để cạnh tranh với những thương hiệu ngoại.
Thế giới di động triển khai lại mô hình bán lẻ "shop in shop"

() Công ty cổ phần Thế giới di động vừa khai trương siêu thị thegioididong.com hoạt động theo hình thức shop-in-shop (một siêu thị bên trong một khu mua sắm lớn) tại siêu thị BigC Đồng Nai.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Bất động sản