Điểm tên chung cư, cao ốc "mọc" trên đất công nghiệp nội đô: Dệt Mùa Ðông, Thống Nhất, Tràng An, May Thăng Long
Rất nhiều nhà máy, xí nghiệp của các công ty đóng trong nội đô Hà Nội, sau khi được di dời thì tại các khu đất đó “mọc lên” chung cư, cao ốc, trung tâm thương mại, văn phòng.
Dự án xây dựng tổ hợp nhà liền kề, trung tâm thương mại và căn hộ trên diện tích gần 18.000 m2 tại số 82 Nguyễn Tuân
Dự án tổ hợp nhà liền kề, trung tâm thương mại và căn hộ tại số 82 Nguyễn Tuân trước đây thuộc sở hữu của Nhà máy xe đạp Thống Nhất

Ðiều này gây ra nhiều hệ lụy cho xã hội như mật độ xây dựng, mật độ dân số tăng mạnh, kéo theo tình trạng tắc đường, thiếu trường học, ngập úng.

Ðiển hình là trường hợp Công ty cổ phần Dệt Mùa Ðông, tiền thân là Công ty Dệt len Mùa Ðông được thành lập năm 1960. Ngày 22/3/2006, UBND TP. Hà Nội ra quyết định chuyển đơn vị này từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần, 100% vốn tư nhân.

Ngày 25/10/2010, UBND TP. Hà Nội có quyết định thu hồi 22.602 m2 đất thuê của Công ty cổ phần Dệt Mùa Ðông giao cho Công ty cổ phần Bất động sản Mùa Ðông -VID (trong đó, Công ty cổ phần Dệt Mùa Ðông là cổ đông sáng lập) để thực hiện dự án xây dựng tổ hợp văn phòng, dịch vụ thương mại và nhà ở cao tầng để bán.

Một trường hợp khác là Công ty TNHH MTV Thống Nhất, tiền thân là Nhà máy xe đạp Thống Nhất. Doanh nghiệp này đã liên doanh với Công ty TNHH Phát triển Bắc Việt, góp 30% vốn thành lập Công ty TNHH Thống Nhất - Bắc Việt để thực hiện dự án xây dựng tổ hợp nhà liền kề, trung tâm thương mại và căn hộ trên diện tích gần 18.000 m2 tại số 82 Nguyễn Tuân.

Ngoài ra, phải kể đến các trường hợp: Xe buýt Hà Nội, Dệt 8/3, Công ty cổ phần Dụng cụ cơ khí xuất khẩu, Nhà máy bánh kẹo Tràng An, Công ty cổ phần May Thăng Long...

Ðặc biệt, việc chuyển mục đích sử dụng những “khu đất vàng” còn là “vùng cấm” về thông tin, chưa minh bạch, công khai, dẫn đến nhiều bất cập, thậm chí là trục lợi chính sách, làm thất thoát tài sản nhà nước.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Bất động sản