Chuyện mua nhà: Từ chén trà nguộn đến ly rượu cay!
- 11/01/2015 10:06
 
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Chuyện người giàu đi thuê nhà!
Gần nhà ga, xa trường học!
Bán anh em xa có mua nổi láng giềng gần?
Sở hữu một ngôi nhà riêng là mục tiêu phấn đấu của nhiều gia đình trẻ
Sở hữu một ngôi nhà riêng là mục tiêu phấn đấu của nhiều gia đình trẻ

1.

Chị gái tôi tên Liễu, chị lên xe hoa về nhà chồng khi tròn 20 tuổi. Ngày đó tôi còn nhỏ, nhưng đủ hiểu sự “mất mát” khi chị đi lấy chồng. Bởi trước đây, khi chị ở nhà, thì tôi không phải rửa chén, nấu cơm. Cứ hàng ngày vác cặp sách tới trường, lo mỗi việc học hành và đi chơi loanh quanh trong xóm. Đó là một xóm nghèo thành thị, chẳng ai có vườn tược gì để trồng cây, cũng không ai dư thừa tiền bạc để tung tẩy cho 2 từ “hưởng thụ”. Thời ấy, chuyện tận hưởng cuộc sống bao gồm nghe nhạc và đọc sách vô cùng xa xỉ. Chị gái tôi khéo tay, rất thường dạy tôi múa. Chị thay mẹ để lo lắng cho các em.

Rồi chị đi về nhà chồng, tôi và bà chị gái kế trên thay nhau nấu cơm và dọn dẹp nhà cửa. Một đứa trẻ vừa thoát khỏi cấp tiểu học tất bật lo cơm nước và đồ ăn thức uống trong nhà, cũng không phải lạ lẫm, giỏi giang gì, nhưng nghĩ lại tôi vẫn thấy ngại. Ngày rét thì đun bếp trấu khói lòi con mắt nhưng vẫn còn đỡ hơn ngày hè nóng nực. Nấu xong bữa cơm, mồ hôi mẹ mồ hôi con đua nhau túa ra, ngồi trong căn bếp thiếu đủ các loại tiện nghi mà cảm thấy như ngồi trong lò bát quái.

Những lúc như vậy, tôi nhớ đến chị. Có lẽ tình thân yêu trong gia đình chỉ bắt đầu bằng những nỗi nhớ giản đơn như vậy, cũng không cần màu mè. Tôi ngày nhỏ là đứa trẻ ham chơi, bù lại học rất khá. Dù vậy, bố mẹ không hài lòng vì trong mắt của các cụ, chẳng cần biết học điểm cao ra sao, nhưng bướng bỉnh và nói theo ngôn ngữ hiện đại là “có cá tính mạnh” thì cũng… vứt đi. Tự nhiên, tôi bị liệt vào thành phần “bất hảo” trong nhà. Mỗi khi đi chơi về bị bố đánh, tôi khóc và đều kêu tên chị Liễu. Tôi luôn thấy mình oan ức, buồn khổ và chẳng ai có thể hiểu mình.

Chị gái tôi sinh 2 người con, sau đó, bên gia đình nhà chồng có người thân cần một quản lý công ty may xuất khẩu tại TP. Tấn Giang, Trung Quốc, chị tôi được “tiến cử”. Chị đi học ngoại ngữ rất nhanh, nhờ có khiếu và sự chăm chỉ. Chị sang làm đại diện tại Trung Quốc cho công ty mẹ bên Đông Âu, cuộc sống thay đổi theo chiều hướng tốt lên.

Những năm cuối của thập niên 2000, chị có một khoản tiền dư, rủ tôi mua chung căn hộ. Tôi khá ngớ ngẩn, chưa có kinh nghiệm gì nên mua lại của một người quen với chênh lệch lên tới 240 triệu đồng. Sau hơn 1 năm đóng tiền thì thị trường đi xuống, chị gái lại cần bán gấp vì đã hết sạch tiền, tôi cuống cuồng rao bán trên báo. Mãi chẳng ai mua. Đến lúc có người hỏi mua thì trả giá quá thấp không muốn bán. May mắn rằng, trong Hợp đồng góp vốn có điều khoản sau 8 tháng có thể lấy lại được toàn bộ giá trị đã đóng góp, cộng thêm 12% lãi suất và 20% lợi nhuận, tôi đành quay lại công ty kia để bán cho họ.

Việc nhùng nhằng kéo dài cả tháng, bởi người ta kêu “công ty đang khó khăn”. Nhưng rồi may mắn cũng tới. Tính ra chị em tôi lãi được 28 triệu đồng cho lần đầu tư này, tuy nhiên vì bán vàng đi mua căn hộ và mất đi khoản lãi suất thời điểm khá cao nên thiệt đơn thiệt kép. Bài học đầu tiên chưa chắc đã phải là bài học cuối cùng, nhưng dù gì cũng để lại ấn tượng không thể phai nhạt. Coi như uống chén trà nguội khi người ta đã pha trà từ sáng sớm!

2.

Việc “thưởng trà” ấy tưởng như đã không ra sao, ấy nhưng hoá ra lại tốt đẹp hơn mọi chuyện sau này. Bữa rồi, tôi đi ăn trưa với chị bạn. Chị là bà xã của một đạo diễn phim truyện có tiếng. Vợ chồng chị mở hãng phim, nhưng nghe nói cũng rất khó khăn nên muốn đóng lại. Hiện giờ chị đang làm thuê cho nơi khác, với vai trò là kế toán trưởng.

Chị kể, vợ chồng chị đang đi thuê căn hộ của Công ty K nằm ở quận 7, nhìn ra sông Phú Xuân. Căn hộ rộng rãi lắm, giá 13 triệu đồng/tháng. À, đây chính là dự án mà chị em tôi đã phải cố gắng bán đi. Hỏi chị có thích ở đây không, chị trả lời, vị trí và mọi thứ cũng “ok”, nhưng có điều cách điều hành toà nhà của Ban quản lý rất có vấn đề. Mọi thứ cứ ù ù xoẹ xoẹ, chẳng rõ ràng phân minh gì cả.

Ít ngày sau, tôi đọc được trên báo bạn, thấy đăng cư dân trong Khu dân cư căng biển phản đối Ban quản lý dự án. Theo các thông tin đó, thì quả là Ban quản lý đã quá tệ, tự ý cắt điện cắt nước của cư dân. Thang máy thì hoạt động không hiệu quả, thường xuyên hỏng hóc. Tập đoàn xây dựng ấy khá lớn, đang có cả vài ngàn căn hộ tái định cư ở quận 2. Chuyện chưa biết ngã ngũ thế nào, nhưng từ “chén trà” nguội tự nhiên trở thành “ly rượu” cay. Nếu như tôi và chị gái không bán được căn hộ kia mà “ôm” đến tận giờ, thì chắc gì đã còn vui vẻ mà thương thương nhớ nhớ.

Tôi cảm thấy mọi việc ở đời đúng là tái ông thất mã, và thôi đành, cứ yêu nhau trong tình cảm chị em suông cũng được. Vậy là quá đủ rồi!

Mua nhà và chuyện “tích cốc phòng cơ“

Có nhiều cách tiết kiệm tiền để mua nhà. Mỗi người mỗi kiểu khác nhau, tất nhiên, chẳng ai giống ai được. Tiết kiệm có thể không phải là phương thức duy nhất để có được tài sản lớn, nhưng là kiểu “chủ đạo” với đại đa số gia đình.

Chuyện nước mắt chảy ngược

Thường thì nước mắt chảy xuôi. Thậm chí, chảy một chiều như vậy suốt cuộc đời mà không bao giờ “đổi dòng”. Nhưng cũng có đôi khi, ai biết…

Người trẻ nên vay tiền mua nhà hay là mãi đi thuê?

Phải đi vay tiền để mua nhà, đương nhiên là gánh nặng và áp lực rồi. Nhưng nếu không đi vay, thì biết đến bao giờ mới có thể an cư để lạc nghiệp?

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Bất động sản